Nepal: Các đảng phái chính trị nỗ lực tìm cách thành lập chính phủ liên minh mới
16:41', 5/5/ 2009 (GMT+7)

Các đảng phái chính trị tại Nepal chiều nay (5.5) sẽ nhóm họp nhằm nỗ lực tìm cách thành lập một chính phủ liên minh mới. Động thái này diễn ra sau khi Thủ tướng Prachanda của nước này tuyên bố từ chức chiều 4.5 và đảng Cộng sản Thống nhất Nepal (UCPN) cầm quyền do ông Prachanda lãnh đạo đe doạ sẽ tổ chức biểu tình trên đường phố nhằm phản đối việc Tổng thống Ram Baran Yadav từ chối cách chức Tư lệnh Lục quân Rookmangud Katawal theo yêu cầu của họ.

Bất kỳ nỗ lực nào nhằm thành lập một chính phủ mới cũng đòi hỏi phải qui tụ được khoảng 20 chục đảng phái khác nhau trong Quốc hội Nepal. Điều này chứng tỏ việc xây dựng một chính phủ liên minh ở một quốc gia mới hồi sinh từ cuộc nội chiến kéo dài cả thập niên qua là một việc vô cùng khó khăn.

Tổng thống Yadav hôm 4.5 đã ra chỉ thị gửi tới Văn phòng Thủ tướng, đề nghị chính phủ phải xem lại quyết định cách chức tướng Katawal của họ. Quân đội thuộc quyền điều hành của tổng thống theo như qui định của luật pháp Nepal cũng đã được đặt vào tình trạng báo động.

UCPN, đảng lớn nhất trong Quốc hội, đã tuyên bố sẽ xuống đường biểu tình nhằm phản đối hành động mà họ cho là vi hiến và phi dân chủ của tổng thống.

Chưa rõ đảng này có tham gia vào cuộc họp chiều nay hay không.

Đảng UCPN cáo buộc quân đội, lực lượng đối lập trong cuộc nội chiến vừa chấm dứt cách đây 3 năm, là huỷ hoại quyền lực của chính phủ dân sự. Gần đây, UCPN tuyên bố họ có thể xem xét đến việc ủng hộ thành lập chính phủ mới nếu yêu cầu cách chức tướng Katawal của họ được đáp ứng.

Đảng đối lập chính Quốc đại Nepal hiện không có ý muốn lãnh đạo liên minh mới và tuyên bố sẽ ủng hộ đảng Cộng sản UML ôn hoà nếu đảng UML muốn đứng ra thành lập chính phủ.

Đảng UML là một trong hai đảng đã rút khỏi liên minh cầm quyền nhằm phản đối việc cách chức tướng Katawal.

Tình hình chính trị căng thẳng hiện nay có thể sẽ làm chậm lại quá trình sửa đổi Hiến pháp, phần chủ chốt trong thoả thuận hoà bình năm 2006 chấm dứt nội chiến tại Nepal. Nhiều điểm trong dự tháo Hiến pháp sửa đổi còn rất mập mờ, trong đó có việc qui định ai có quyền được cách chức Tổng tư lệnh lục quân.

UCPN đã thắng cử trong cuộc tổng tuyển cử năm 2008 sau khi xoá bỏ chế độ quân chủ lập hiến. Tuy nhiên, đảng này không đủ ghế để thành lập chính phủ nên phải liên minh với các đảng nhỏ khác.

Tướng Katawal bị cách chức là do không chấp hành lệnh của chính phủ ngừng tuyển thêm 3.000 binh sĩ mới.

  • Tố Uyên (Theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nga đề xuất thành lập toà án quốc tế xử lý hải tặc  (05/05/2009)
Indonesia có ý định bán các hòn đảo nhỏ không người ở  (05/05/2009)
Thái Lan đề nghị UAE và Nicaragua dẫn độ cựu thủ tướng Thaksin về nước  (05/05/2009)
Suy thoái kinh tế ở châu Âu sẽ nghiêm trọng hơn với mức dự báo mới là giảm 4% trong năm 2009  (05/05/2009)
LHQ họp thúc đẩy tiến trình hoà bình Trung Đông  (05/05/2009)
Chính phủ Pakistan áp đặt lệnh giới nghiêm trong 7 giờ tại thung lũng Swat  (05/05/2009)
WHO: Dịch cúm A H1N1 sắp ở mức báo động cao nhất  (05/05/2009)
Ấn Độ: Xe tải rơi xuống đèo, ít nhất 21 người chết  (04/05/2009)
Afghanistan: Tổng thống Hamid Karzai chính thức ra tranh cử nhiệm kỳ 2  (04/05/2009)
Australia hoãn kế hoạch hạn chế khí thải  (04/05/2009)
Bão và lở đất ở Philippines, 20 người chết  (04/05/2009)
Israel muốn hoà hiếu lại với châu Âu qua chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ngoại trưởng nước này  (04/05/2009)
Taliban chặt đầu hai quan chức chính phủ để trả thù  (04/05/2009)
Châu Á cần xây dựng chiến lược kinh tế giảm phụ thuộc xuất khẩu để thoát khỏi cơn suy thoái  (04/05/2009)
ASEAN+3 hoàn thành kế hoạch chi tiết về xây dựng quỹ dự phòng cứu trợ khẩn cấp khu vực  (04/05/2009)