Trung Quốc ban hành chính sách “Mua hàng Trung Quốc” gây căng thẳng
13:32', 17/6/ 2009 (GMT+7)

Chỉ mới cách đây vài tháng, Trung Quốc còn phản đối mạnh mẽ điều khoản “Mua hàng Mỹ” của chính phủ Mỹ và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch  thì giờ đây Trung Quốc lại có động thái tương tự gây căng thẳng với các đối tác thương mại, đặc biệt là EU.

Trung Quốc vừa mới giới thiệu công khai chính sách “Mua hàng Trung Quốc” như một phần trong chương trình kích cầu của nước này. Động thái này đe dọa làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc với các đối tác thương mại đồng thời làm tăng xu hướng bảo hộ mậu dịch trên toàn thế giới.

Trong một sắc lệnh do 9 bộ trong chính phủ Trung Quốc cùng ban hành, Bắc Kinh cho biết chính phủ Trung Quốc chỉ thu mua các loại hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước. Trong trường hợp hàng hóa hay dịch vụ đó không có trong nước hay không đáp ứng được các yêu cầu pháp lý hay thương mại thì mới nhập khẩu từ bên ngoài.

Chính phủ Trung Quốc cũng cho biết họ đang phát động một cuộc điều tra sau khi nhận được đơn thư khiếu nại của các hiệp hội ngành hàng trong nước cáo buộc chính quyền địa phương các cấp dùng tiền trong gói kích cầu của nhà nước để ưu tiên mua hàng hóa, dịch vụ của các nhà cung cấp nước ngoài.

Dong Tao, nhà kinh tế trưởng Trung Quốc của tổ chức Credit Suisse, nói: “Nhìn ở góc độ chính trị trong nước, động thái của chính phủ là hợp lý vì nhiều chính quyền địa phương có xu hướng sính một số loại hàng ngoại. Tuy nhiên, trong bối cảnh tự do thương mại đang có tầm quan trọng đối với nền kinh tế Trung Quốc, động thái này phát đi một thông điệp không đúng đối với cả thế giới”.

Chỉ mới cách đây vài tháng, Bắc Kinh đã phản đối kịch liệt điều khoản “Mua hàng Mỹ” của chính quyền Obama khi chính quyền này đưa ra gói cứu trợ kinh tế Mỹ. Trung Quốc cho rằng Mỹ đang khuyến khích thực thi chính sách bảo hộ mậu dịch, đi ngược với xu thế tự do hóa thương mại toàn cầu hiện nay.

Hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất với nhau rằng kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu hồi phục vì gói kích cầu của chính phủ nước này đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đang vật lộn với vấn đề thất nghiệp. Chính phủ Trung Quốc lo lắng tình trạng sa thải công nhân hàng loạt sẽ dẫn đến bất ổn xã hội.

Sắc lệnh cấm phân biệt đối xử với nhà cung cấp nội địa trong khi mua hàng của Trung Quốc phản ánh rõ lo lắng này.

9 cơ quan ban hành sắc lệnh này là văn phòng lập pháp của Hội đồng Nhà nước, Chính phủ Trung Quốc, Ủy ban cải cách và phát triển quốc gia (cơ quan hoạch định nhà nước đầy quyền lực của Trung Quốc), các bộ công nghiệp và thông tin, thanh tra, nhà đất, giao thông, đường sắt, các nguồn tài nguyên nước và thương mại.

Các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Trung Quốc phản đối cáo buộc của các doanh nghiệp địa phương. Họ cho biết tình thế đang diễn ra ngược lại tức là họ đã cắt rất nhiều các hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ liên quan đến gói kích cầu của chính phủ Trung Quốc.

Chủ tịch Ủy ban thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc Joerg Wuttke nói: “Chúng tôi cảm thấy bối rối trước quyết định này (của chính phủ Trung Quốc) vì hầu hết các công ty châu Âu hoạt động tại Trung Quốc đều liên doanh với công ty địa phương và không hưởng lợi trực tiếp từ gói kích cầu của chính phủ nước này”.

James Zimmerman, đối tác của công ty luật quốc tế Squire Sanders & Dempsey tại Bắc Kinh, phát biểu: “Bất kỳ một hành động nào- công khai hay ngầm- phân biệt đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài đều là bảo hộ mậu dịch và là cách sử dụng không hiệu quả nguồn tiền kích cầu”.

  • Tố Uyên (Theo FT)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Afghanistan bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử tổng thống  (17/06/2009)
Dầu xuống dưới 70 USD/thùng  (17/06/2009)
Mỹ bắt đầu khám tàu của CHDCND Triều Tiên  (17/06/2009)
Indonesia: Nổ mỏ than, 24 thợ mỏ bị kẹt bên dưới  (16/06/2009)
Nhật Bản áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với CHDCND Triều Tiên vì vụ thử hạt nhân  (16/06/2009)
Iran: Ít nhất 7 người thiệt mạng trong cuộc biểu tình ủng hộ Mousavi  (16/06/2009)
Phát hiện nguyên nhân virus cúm A/H1N1 tăng tốc lây lan  (16/06/2009)
Peru: Chính phủ nhượng bộ thổ dân trong vấn đề khai thác Amazon  (16/06/2009)
Lãnh đạo Ấn Độ, Pakistan dự kiến sẽ hội đàm với nhau trong hôm nay  (16/06/2009)
IAEA họp bàn về Iran, Syria và CHDCND Triều Tiên  (16/06/2009)
SCO, BRIC muốn nâng cao vị thế trên toàn cầu  (16/06/2009)
Iran: Cựu Chủ tịch Quốc hội yêu cầu điều tra kết quả bầu cử  (15/06/2009)
Trung Quốc: Gió lốc kèm mưa đá tại miền Đông, 14 người chết, 180 người bị thương  (15/06/2009)
Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải lần thứ 9 tại Nga  (15/06/2009)
Dịch cúm A (H1N1): Châu Á-Thái Bình Dương trước làn sóng lây lan mới, châu Âu có ca tử vong đầu tiên  (15/06/2009)