Nhật Bản thông qua luật chống cướp biển Somalia
15:35', 19/6/ 2009 (GMT+7)

Thông tấn xã Kyodo của Nhật Bản hôm nay (19.6) đưa tin quốc hội nước này đã thông qua luật chống cướp biển tại vùng Vịnh Aden, mở vai trò của Các lực lượng phòng vệ Nhật Bản (SDF) trong khu vực.

Theo luật mới thông qua, SDF có quyền bảo vệ các tàu thương mại mang cờ của nước ngoài chứ không chỉ riêng tàu thương mại mang cờ Nhật Bản, bảo vệ tàu nước ngoài có thủy thủ đoàn là người Nhật Bản hay tàu nước ngoài có chở hàng của Nhật Bản, bảo vệ các loại tàu khác do công ty Nhật Bản điều hành.

Dự luật ban đầu gặp trở ngại trong phiên họp sáng nay tại Thượng viện do lực lượng đối lập chiếm ưu thế nhưng sau đó đã được thông qua trong lần bỏ phiếu lại tại Hạ viện có nhiều quyền lực hơn. Hơn 2/3 hạ nghị sĩ đã bỏ phiếu thuận.

Hiện tại, theo luật của SDF, các tàu khu trục của Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (MSDF) đang hoạt động ngoài khơi Somalia chỉ được phép bảo vệ tàu buôn mang cờ Nhật Bản hay có thủy thủ đoàn là người Nhật Bản.

Ngoài việc dỡ bỏ hạn chế về tàu cần được bảo vệ, luật chống cướp biển mới còn cho phép các tàu khu trục của Nhật nổ súng vào các đối tượng cướp biển nếu chúng liên tục phớt lờ các lời cảnh báo và tỏ ra nguy hiểm.

Các đảng đối lập chỉ trích luật mới vì cho rằng luật này sẽ tạo điều kiện cho việc triển khai SDF ra nước ngoài trong khi đây là một vấn đề nhạy cảm tại Nhật vì Hiến pháp nước này hạn chế sử dụng vũ lực.

Hiện có khoảng 35 tàu chiến thuộc lực lượng hải quân của 16 nước đang làm nhiệm vụ tuần tra chống cướp biển ngoài khơi Somalia. Nhật có 2 tàu khu trục. Nước này cũng vừa mới phái 2 máy bay tuần tra P-3C đến khu vực triển khai hoạt động giám sát vùng Vịnh Aden.

Theo Liên Hiệp Quốc (LHQ), bọn cướp biển Somalia đã thực hiện ít nhất 120 vụ tấn công các tàu buôn trong năm 2008.

LHQ cũng cho biết bọn chúng đã thu về 150 triệu USD tiền chuộc từ các chủ tàu trong năm ngoái. Tổng tổn thất do cướp biển gây ra ước tính khoảng 13-16 tỉ USD, trong đó có tính đến chi phí bảo hiểm và bảo vệ tàu chở hàng tăng cao, chi phí đi đường vòng dài hơn nhưng an toàn hơn.

Chính phủ Somalia hoạt động rất yếu ớt kể từ khi Đảng Xã hội chủ nghĩa cách mạng bị lật đổ vào năm 1991. Chính phủ liên bang được quốc tế công nhận hiện chỉ kiểm soát được thủ đô Mogadishu và một phần miền trung Somalia.

  • Tố Uyên (Theo Xinhua, RIA Novosti)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Iran với làn sóng phản kháng mới  (19/06/2009)
Mỹ triển khai thêm tên lửa tới bảo vệ Hawaii  (19/06/2009)
Hội nghị thượng đỉnh EU đối mặt với nhiều vấn đề gai góc  (18/06/2009)
Trung Mỹ họp bàn biện pháp đối phó dịch cúm A/H1N1  (18/06/2009)
Anh điều tra về cuộc chiến Iraq  (17/06/2009)
Indonesia tổ chức diễn tập quân sự với 21 nước  (17/06/2009)
Trung Quốc ban hành chính sách “Mua hàng Trung Quốc” gây căng thẳng  (17/06/2009)
Afghanistan bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử tổng thống  (17/06/2009)
Dầu xuống dưới 70 USD/thùng  (17/06/2009)
Mỹ bắt đầu khám tàu của CHDCND Triều Tiên  (17/06/2009)
Indonesia: Nổ mỏ than, 24 thợ mỏ bị kẹt bên dưới  (16/06/2009)
Nhật Bản áp đặt lệnh trừng phạt mới đối với CHDCND Triều Tiên vì vụ thử hạt nhân  (16/06/2009)
Iran: Ít nhất 7 người thiệt mạng trong cuộc biểu tình ủng hộ Mousavi  (16/06/2009)
Phát hiện nguyên nhân virus cúm A/H1N1 tăng tốc lây lan  (16/06/2009)
Peru: Chính phủ nhượng bộ thổ dân trong vấn đề khai thác Amazon  (16/06/2009)