Tốc độ đi xuống của nền kinh tế thế giới đã có dấu hiệu chững lại sau khi các số liệu thống kê sản xuất trên khắp toàn cầu thực hiện trong tháng 6 và công bố hôm 1.7 cho thấy tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới đã bắt đầu ngưng suy thoái sâu hơn.
Tin tức tốt lành này được đưa ra sau 9 tháng sản lượng sản xuất toàn cầu sụt giảm mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ II và thương mại thế giới lao dốc không phanh khi khách hàng mua hàng hóa tiền tệ và hàng lâu bền nhất loạt thắt chặt chi tiêu.
Stuart Green, nhà kinh tế học thế giới cộng tác với ngân hàng HSBC, cho biết các dấu hiệu trên toàn thế giới chứng tỏ rằng “thời kỳ hỗn loạn tài chính hiện đã lắng dịu tại các nền kinh tế chủ chốt…với từng bước đi lên chậm chạp trong nửa sau năm 2009 và năm 2010 tại nhiều khu vực”.
Số liệu thống kê công bố ngày 1.7 đã được thực hiện hồi tháng 6 với sự tham gia khảo sát của một loạt các nhà quản lý mua bán trong ngành sản xuất, ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Mặc dù chỉ có một mình Trung Quốc có số liệu thống kê sản lượng sản xuất dương nhưng các yếu tố đầu ra trong số liệu của Mỹ, Anh và Nhật Bản cũng có tín hiệu tích cực. Tính từ đầu năm đến nay, tốc độ sụt giảm của các nền kinh tế tại châu Âu đã giảm đáng kể.
Mặc dù các công ty dự kiến sẽ cắt giảm thêm lao động trong năm nay nhưng kết quả khảo sát của các nhà sản xuất cho thấy giới chủ doanh nghiệp đã bớt bi quan hơn về khả năng sa thải nhân viên.
Tuy nhiên, ông Green và nhiều nhà hoạch định chính sách trên thế giới lo ngại sự quay đầu đi lên của kinh tế thế giới sẽ không bền và không mạnh.
Ngành sản xuất toàn cầu phục hồi trước tiên vì các công ty đã bán được nhiều chứng khoán tích trữ của họ và đang tái khởi động dây chuyền sản xuất đã xếp xó trước đó. Một khi động lực tạm thời này hoàn tất, câu hỏi nghiêm túc đặt ra là liệu xu hướng này có tiếp tục trong lâu dài hay không.
Các nhà hoạch định chính sách có nhiều khả năng sẽ tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp kỉ lục.
|