Honduras: Đàm phán hòa giải bế tắc do đề xuất trở về của ông Zelaya
16:57', 19/7/ 2009 (GMT+7)

Ông Zelaya tuyên bố ủng hộ đề xuất về một thỏa thuận chia sẻ quyền lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng tại Honduras.

Hy vọng phá vỡ thế bế tắc cho cuộc khủng hoảng chính trị tại Honduras đã trở nên mong manh trong ngày hôm nay (19.7), sau khi các nhà thương lượng của Tổng thống bị lật đổ Manuel Zelaya và của chính phủ đường nhiệm không đạt được sự thống nhất về việc phục chức cho ông Zelaya.

Sau gần 10 giờ diễn ra cuộc gặp kín đầy căng thẳng giữa phái đoàn đàm phán hai bên diễn ra hôm 18.7 tại dinh thự tổng thống Costa Rica do Tổng thống Oscar Arias chủ trì, cuộc thương lượng đã kết thúc mà không đạt được một thỏa thuận nào. Hôm nay hai bên lại tiếp tục gặp mặt.

Theo các đại diện của ông Zelaya và của Tổng thống đương nhiệm Roberto Micheletti, bất đồng chính giữa hai bên hiện nay là về đề xuất của Tổng thống Arias, kêu gọi cho phép Tổng thống bị lật đổ Zelaya quay trở lại nắm quyền và thành lập một chính phủ chia sẻ quyền lực với chính quyền Tổng thống đương nhiệm Micheletti.

Phát biểu sau khi kết thúc đàm phán hôm 18.7, ông Carlos Lopez, đại diện của Tổng thống đương nhiệm Micheletti nói rằng: “Cho đến giờ vẫn chưa có thỏa thuận nào về vấn đề này và nó vẫn đang được đặt trên bàn đàm phán”.

Tổng thống Costa Rica Oscar Arias, người từng nhận giải Nobel hòa bình do những nỗ lực chấm dứt bạo lực chính trị tại quốc gia Trung Mỹ này vào những năm 1980, đang làm trung gian cho các cuộc thương lượng giữa Chính phủ đương nhiệm Honduras và Tổng thống Zelaya bị lật đổ sau âm mưu đảo chính quân sự ngày 28.6 vừa qua, tạo ra cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất ở Honduras kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Cho đến nay Mỹ vẫn giữ thái độ im lặng giữa thời gian đàm phán xảy ra. Tuy nhiên Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cuối tuần qua đã có cuộc hội đàm cùng với hai người đồng cấp của Brazil và Colombia về tình hình chính trị ở Honduras, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết.

Mỹ đang lo ngại ông Zelaya sẽ quay trở về Honduras mà không cần đạt được thỏa thuận nào với chính phủ đương nhiệm, đồng thời cũng đang nỗ lực liên hệ với ông Zelaya kêu gọi ông kiên trì với các cuộc đàm phán do Tổng thống Arias chủ trì.

Trong khi đó tại Nicaragua, ông Zelaya cho biết ông ủng hộ đề xuất chia sẻ quyền lực cùng với chính quyền Tổng thống Micheletti. Tuy nhiên ông cũng tuyên bố sẽ quay trở về nước “bằng cách này hay cách khác”, một động thái có thể khiến căng thẳng leo thang và kích động bạo lực.

Tổng thống đương nhiệm Micheletti đe dọa sẽ bắt giữ ông Zelaya nếu ông trở về và đặt quân đội trong tình trạng báo động cao tại các biên giới chính giáp với Honduras.

  • Hồng Hà (theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cảnh sát Indonesia khẳng định Jemaah Islamiyah đứng sau các vụ tấn công khủng bố ở Jakarta  (19/07/2009)
Thêm một quan chức cấp cao bị sát hại tại Cộng hòa Ingushetia thuộc Nga  (17/07/2009)
Iran bổ nhiệm Giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử mới  (17/07/2009)
Cựu Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif được trắng án  (17/07/2009)
Tổng thống bị lật đổ Zelaya dự định thành lập chính phủ tại Honduras  (17/07/2009)
Liên tiếp hai vụ nổ tại Jakarta, ít nhất 6 người thiệt mạng  (17/07/2009)
Đối thoại kinh tế và chiến lược Trung-Mỹ đầu tiên  (17/07/2009)
WHO: Dịch cúm A(H1N1) lây lan nhanh đến mức không thể đếm được  (17/07/2009)
Đức và Nga cam kết tăng cường quan hệ hợp tác  (17/07/2009)
Myanmar: Thu giữ được 762kg heroin  (16/07/2009)
Honduras: Tái áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm  (16/07/2009)
CHDCND Triều Tiên sản xuất bộ phim tư liệu đầu tiên về Chủ tịch Kim Jong-Il  (16/07/2009)
Thủ tướng Nhật Bản trước sức ép kêu gọi từ chức mới của các thành viên trong đảng  (16/07/2009)
Động đất mạnh tại New Zealand  (16/07/2009)
Rio đưa tất cả các nhân viên ngành sắt thép khỏi Trung Quốc  (16/07/2009)