Báo chí Trung Quốc: Bạo động tại Tân Cương “vượt xa vấn đề bạo lực thông thường”
17:14', 19/7/ 2009 (GMT+7)

Cảnh sát chống bạo động Trung Quốc tuần tra trước khi những tín đồ Hồi giáo tại Urumqi cầu nguyện gần đền Dong Kuruk ngày 17.7.2009. Ảnh: Reuters

Tân Hoa Xã và Nhân dân nhật báo của Trung Quốc hôm nay (19.7) đưa tin đã có nhiều bằng chứng cho thấy cuộc bạo động gần đây tại khu vực tự trị Tân Cương ở miền tây Trung Quốc đã được lên kế hoạch và phối hợp kỹ càng để cùng diễn ra tại hơn 50 điểm khắp thủ phủ Urumqi của vùng tự trị. Điều này cho thấy vụ việc mang tính chất hình sự bạo lực của chủ nghĩa khủng bố chứ không đơn thuần là một vụ bạo động thông thường.

Điều tra của giới phóng viên cho thấy những kẻ gây rối đã sử dụng kế biểu tình rầm rộ và gây loạn tại những khu vực công cộng để thu hút sự chú ý của người dân và lực lượng cảnh sát. Cùng lúc, chúng tiến hành đập phá hay xúi giục đập phá, cướp bóc, phóng hỏa tại các nơi khác.

Cơ quan cảnh sát địa phương báo cáo họ đã nhận được nhiều tin báo trong ngày 5.7 về việc các phần tử côn đồ gây bạo loạn tại hơn 50 địa điểm khắp Urumqi nhằm vào người đi đường, xe hơi, cửa hàng, nhà dân, văn phòng chính quyền địa phương và trụ sở cảnh sát. 

Cũng theo Sở cảnh sát Tân Cương, những phần tử gây rối phần lớn đến từ bên ngoài Urumqi, vài kẻ cầm đầu trong bọn chúng trong đó có phụ nữ mặc quần áo giống nhau (áo thụng dài màu đen, trùm khăn đội đầu đặc trưng của tín đồ Hồi giáo). Vũ khí được sử dụng trong cuộc bạo động chủ yếu là gạch, đá, dùi cui sắt và gỗ, dao, súng. Một số nhà kinh doanh tại Urumqi tiết lộ với phóng viên báo chí rằng dao trở thành mặt hàng bán chạy khoảng 2-3 ngày trước khi xảy ra bạo động.

Kể từ ngày bùng phát 5.7 cho đến khi tình hình được kiểm soát, bạo động tại Urumqi đã làm cho 197 người thiệt mạng và hơn 1.600 người bị thương.

Chủ tịch Khu tự trị Tân Cương Nuer Baikeli thông báo với một nhóm nhỏ các cơ quan báo chí, trong đó có tờ Reuters, vào tối 18.7 rằng cuộc bạo động do những phần tử ly khai lưu vong kích động nhằm tách Tân Cương khỏi Trung Quốc.

Các nhà phân tích cho rằng dân thường ít khi tấn công vào các cơ quan công quyền như sở cảnh sát, cơ quan truyền thông, trụ sở làm việc của chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, nhiều người Duy Ngô Nhĩ thiểu số sống ở nước ngoài phủ nhận cáo buộc này và cho rằng bạo động nổ ra do xung đột giữa hai nhóm công nhân người Hán và người Duy Ngô Nhĩ tại một nhà máy sản xuất đồ chơi ở miền nam Trung Quốc khiến 2 công nhân người Duy Ngô Nhĩ chết.

Chủ tịch Khu tự trị Tân Cương Nuer cho biết cảnh sát Trung Quốc đã bắn chết 12 người Duy Ngô Nhĩ bạo loạn khi những kẻ này phớt lờ những phát súng chỉ thiên của cảnh sát yêu cầu ngừng đập phá.

Ông Nuer khẳng định mặc dù tình hình an ninh tại Urumqi đã được kiểm soát nhưng các lực lượng an ninh vẫn được duy trì tại đây để bảo vệ người dân và vãn hồi trật tự.

  • Tố Uyên (Theo Xinhua, Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mỹ, Ấn nỗ lực tiến tới ký kết thỏa thuận về vũ khí và kỹ thuật quốc phòng  (19/07/2009)
Thủ tướng Palestine kiên quyết tổ chức bầu cử vào đầu năm tới  (19/07/2009)
Honduras: Đàm phán hòa giải bế tắc do đề xuất trở về của ông Zelaya  (19/07/2009)
Cảnh sát Indonesia khẳng định Jemaah Islamiyah đứng sau các vụ tấn công khủng bố ở Jakarta  (19/07/2009)
Thêm một quan chức cấp cao bị sát hại tại Cộng hòa Ingushetia thuộc Nga  (17/07/2009)
Iran bổ nhiệm Giám đốc cơ quan năng lượng nguyên tử mới  (17/07/2009)
Cựu Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif được trắng án  (17/07/2009)
Tổng thống bị lật đổ Zelaya dự định thành lập chính phủ tại Honduras  (17/07/2009)
Liên tiếp hai vụ nổ tại Jakarta, ít nhất 6 người thiệt mạng  (17/07/2009)
Đối thoại kinh tế và chiến lược Trung-Mỹ đầu tiên  (17/07/2009)
WHO: Dịch cúm A(H1N1) lây lan nhanh đến mức không thể đếm được  (17/07/2009)
Đức và Nga cam kết tăng cường quan hệ hợp tác  (17/07/2009)
Myanmar: Thu giữ được 762kg heroin  (16/07/2009)
Honduras: Tái áp đặt lệnh giới nghiêm vào ban đêm  (16/07/2009)
CHDCND Triều Tiên sản xuất bộ phim tư liệu đầu tiên về Chủ tịch Kim Jong-Il  (16/07/2009)