Nam Phi: Tình hình bạo lực lan rộng
14:49', 23/7/ 2009 (GMT+7)

Không khí căng thẳng thể hiện rõ tại một số khu vực nghèo nhất của Nam Phi

Tình hình bạo lực tại các khu vực ngoại ô Nam Phi đã lan rộng khi người dân biểu tình phản đối điều kiện sinh sống thiếu thốn các dịch vụ cơ bản như nước sinh hoạt và nhà ở.

Cảnh sát đã phải bắn đạn cao su vào đám đông biểu tình tại thủ đô Johannesburg, mũi phía Tây, vùng Mpumalanga ở đông bắc Nam Phi.

Tại Mpumalanga, đã có trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài bị cướp phá trong khi người nước ngoài tìm đến cảnh sát để được bảo vệ.

Hơn 100 người đã bị bắt trong vòng 1 tuần qua.

Không khí căng thẳng tại các vùng ngoại ô làm người ta nhớ lại các cuộc tấn công bài ngoại nhằm vào người nước ngoài năm ngoái làm hơn 60 người thiệt mạng.

Có nhiều nhân tố được cho là lý do khiến người dân nổi loạn. Lần đầu tiên trong 20 năm trở lại đây, Nam Phi gánh chịu hậu quả nặng nề của suy thoái kinh tế. Người dân tại các vùng ngoại ô, đặc biệt là những đối tượng nghèo nhất ở Nam Phi, than phiền rằng sau 15 năm đảng ANC cầm quyền, họ vẫn không tiếp cận được với các dịch vụ cơ bản như nhà ở, điện, nước.

Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã cam kết khi ra tranh cử rằng ông sẽ đặt vấn đề cung cấp các dịch vụ thiết yếu của cuộc sống làm trọng tâm. Đó là lý do vì sao ông Zuma đã thắng cử một cách vang dội.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang trông đợi ông Zuma phải tiêu diệt tận gốc nạn tham nhũng và cửa quyền ở các cấp địa phương của ANC vì chính những điều này cản trở quá trình mở rộng các dịch vụ cơ bản ra khắp cả nước.

Các cuộc biểu tình gần đây nhất phản đối tình trạng thiếu thốn dịch vụ sống cơ bản diễn ra chưa đầy 100 ngày sau khi ông Zuma lên làm tổng thống. Trước đó, ông này đã chiến thắng trong cuộc đua giành quyền lãnh đạo ANC.

  • Tố Uyên (Theo AP)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mỹ cảnh báo Iran và CHDCND Triều Tiên  (23/07/2009)
Saad bin Laden, con trai của trùm khủng bố bin Laden đã thiệt mạng?  (23/07/2009)
Nga đề xuất hợp tác chống khủng bố với NATO  (23/07/2009)
Lần đầu tiên thử vắc-xin chống cúm A/H1N1 trên người  (23/07/2009)
Thủ tướng Iraq bắt đầu công du Mỹ 4 ngày  (22/07/2009)
Indonesia: Công bố chân dung phác họa 2 nghi can đánh bom tại thủ đô Jakarta  (22/07/2009)
Nga: Rơi máy bay Mi-8, 6 người thiệt mạng  (22/07/2009)
WHO: đã có hơn 700 người tử vong vì cúm A/H1N1  (22/07/2009)
Honduras trục xuất các đại diện ngoại giao Venezuela  (22/07/2009)
Trung Quốc chuẩn bị sử dụng ngoại tệ dự trữ để mở rộng đầu tư ra nước ngoài  (22/07/2009)
Iran: Lại diễn ra biểu tình và bắt bớ  (22/07/2009)
Cựu thủ tướng Thaksin dự định trao học bổng tại Thái lan  (22/07/2009)
Thượng viện Mỹ ủng hộ việc ngừng sản xuất máy bay chiến đấu F-22 mới  (22/07/2009)
Indonesia: Giới truyền thông hé lộ danh tính hai kẻ đánh bom tại Jakarta  (22/07/2009)
“Mỹ đang quay trở lại châu Á”  (22/07/2009)