Nhật đặt dấu hỏi về sự thiếu nhất quán trong tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc
10:39', 5/10/ 2012 (GMT+7)

Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là vấn đề tranh chấp giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan

Quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản hôm 4.10 cho biết, Nhật Bản sẽ đưa ra công luận những câu hỏi về sự thiếu nhất quán của Trung Quốc trong tuyên bố chủ quyền của nước này đối với quần đảo do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông.

Động thái này của chính phủ Nhật Bản diễn ra sau khi Tokyo chuyển sang chính sách quan hệ công chúng trong tranh chấp lãnh thổ, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.

Nhật Bản cho rằng, việc Bắc Kinh tuyên bố từ lâu đã đấu tranh để bảo vệ chủ quyền quần đảo này là sai vì Trung Quốc không hề phát đi tín hiệu phản đối nào đối với Nhật Bản liên quan đến chủ quyền quần đảo này cho đến đầu những năm 70. Theo nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản, đó là một sự mâu thuẫn lớn của Trung Quốc khi nước này không phản đối chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo này cho đến năm 1970.

Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng cho biết, Trung Quốc mới bắt đầu để ý đến nơi này sau khi một nhóm các chuyên gia Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan tiến hành khảo sát và phát hiện tiềm năng dầu mỏ dồi dào ở biển Hoa Đông vào năm 1968.

Ngoài ra, cũng theo bộ này, mặc dù nội các Nhật Bản quyết định hợp nhất quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) vào tỉnh Okinawa vào năm 1895, nhưng mãi đến tháng 12.1971, Trung Quốc mới lần đầu tiên lên tiếng phản đối Nhật Bản về vấn đề này.

Quan chức ngoại giao Nhật Bản còn cho hay, Nhật Bản sẽ dẫn chứng một bài báo trên tờ Nhân Dân nhật báo của Trung Quốc để chứng minh cho luận điểm này. Theo đó, trong bài “Cuộc đấu tranh của người dân trên quần đảo Ryukyu chống lại sự chiếm đóng của Mỹ” được đăng trên tờ báo này vào ngày 8.1.1953, quần đảo tranh chấp hiện nay chỉ mang tên là “Senkaku”, chứ không có tên “Điếu Ngư”. Bài báo đó cũng nói rõ rằng, quần đảo Ryukyu của Nhật Bản bao gồm 7 nhóm đảo, trong đó có quần đảo đang tranh chấp giữa hai nước.

Dự kiến, Nhật Bản sẽ đưa vấn đề này ra trước các cuộc họp thượng đỉnh và các cuộc gặp của lãnh đạo chính phủ và ngoại trưởng các nước cũng như trên mạng Internet.

Liên quan đến tranh chấp quần đảo này, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết, hôm qua 7 tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển giữa đảo Okinawa và đảo Myako thuộc tỉnh Okinawa. Những chiếc tàu này đi từ biển Hoa Đông đến Thái Bình Dương.

  • Lê Quảng (theo Kyodo)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Biểu tình phản đối gian lận bầu cử quốc hội tại Gruizia  (05/10/2012)
Triều Tiên thử tên lửa tầm ngắn  (05/10/2012)
Bế mạc Hội nghị Đối tác Nghị viện Á-Âu lần thứ 7  (05/10/2012)
“Chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phá sản”  (05/10/2012)
Tòa án Mỹ đòi Iran bồi thường các nạn nhân vụ 11.9  (04/10/2012)
Người biểu tình Hy Lạp tấn công trụ sở Bộ Quốc phòng  (04/10/2012)
Cảnh sát Argentine biểu tình phản đối cắt giảm lương  (04/10/2012)
Tổng thống Hàn Quốc: Seoul không đe dọa Bình Nhưỡng  (04/10/2012)
Thị trưởng Tokyo muốn xây cơ sở hạ tầng trên đảo tranh chấp  (04/10/2012)
Anh đàm phán lập đường dây nóng an ninh mạng với Nga, Trung Quốc  (04/10/2012)
Mỹ vẫn kín tiếng về đàm phán tên lửa với Hàn Quốc  (04/10/2012)
Nhìn lại 100 ngày đầu cầm quyền của Tổng thống Ai Cập Morsi  (04/10/2012)
Thổ Nhĩ Kỳ tấn công các mục tiêu bên trong Syria  (04/10/2012)
Indonesia đề xuất dự thảo quy tắc ứng xử Biển Đông  (04/10/2012)
Campuchia: Hai đảng đối lập bắt tay thành lập đảng mới  (03/10/2012)