Ngành lọc dầu thế giới chuyển hướng sang Trung Đông
16:30', 8/10/ 2012 (GMT+7)

Tập đoàn Aramco (Saudi Arabia) và Total (Pháp) đang chuẩn bị đưa “một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới” nằm tại thành phố Jubail của Saudi Arabia hoạt động vào năm tới.

Giữa lúc giá dầu mỏ tăng cao, các nhà máy lọc dầu ở Mỹ và châu Âu sắp phải đóng cửa do hoạt động không hiệu quả thì ngành công nghiệp lọc dầu thế giới đang bắt đầu dịch chuyển dần sang Trung Đông và châu Á nhằm cung ứng nhu cầu “khát” năng lượng của các nền kinh tế mới nổi.

Trung Quốc và Ấn Độ đặc biệt đang điều tiết nhu cầu khi có rất nhiều nhà máy lọc dầu mọc lên ở Trung Quốc và vùng Vịnh. Tập đoàn năng lượng Reliance của Ấn Độ cũng đang điều hành 2 nhà máy lọc dầu lớn có thể tinh chế 1,2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày.

Tại miền đông Saudi Arabia, Tập đoàn dầu mỏ nhà nước Saudi Aramco của Arabia Saudi và đối tác Pháp Total đang thực hiện những công đoạn cuối cùng để đưa vào hoạt động một trong những nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới vào năm 2013 tại thành phố Jubail. Nhà máy này có khả năng tinh lọc 400.000 thùng dầu thô mỗi ngày và sẽ hoạt động đầy đủ vào cuối năm 2013.

Giám đốc lọc dầu của Total, ông Patrick Pouyanne, cho biết đây là một dự án rất quan trọng của công ty trong tương lai bởi vì công ty đã hoạt động khắp nơi trên Trung Đông, nhưng đây là lần đầu tiên họ có mặt ở Arabia Saudi.

Việc mở rộng hoạt động của Total sang Saudi Arabia diễn ra giữa bối cảnh tập đoàn năng lượng này cũng như nhiều công ty năng lượng khác đang giảm dần hiện diện tại châu Âu. Total đã đóng cửa nhà máy Flanders của họ nằm ở miền bắc nước Pháp vào năm 2010 và Tập đoàn Petroplus của Thụy Sĩ cũng đóng cửa nhà máy lọc dầu Reichstett của họ hồi năm ngoái.

Kể từ năm 2003, công suất lọc dầu của Total tại châu Âu đã giảm 24%, trong khi Tập đoàn dầu khí Shell (Anh-Hà Lan) và Tập đoàn năng lượng Anh BP giảm 40%.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trên là do giá dầu tăng khiến doanh thu bán dầu giảm sút và dầu mỏ ít được lựa chọn làm nhiên liệu đốt nóng hơn là khí đốt.

Theo chuyên gia lọc dầu Constancio Silva thuộc Viện dầu mỏ và năng lượng mới của Pháp (IFPEN), tình hình này đang xảy ra khắp châu Âu và có xu hướng tăng hơn chứ không hề giảm đi. Khu vực Đại Tây Dương cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự. Tại Mỹ cũng vậy, có nhiều nhà máy lọc dầu đóng cửa và chuyển hướng hoạt động. “Đây là năm chúng tôi chứng kiến công suất hoạt động của các nhà máy lọc dầu giảm ở mức lớn nhất”, ông nói.

Việc xuất hiện ngày càng nhiều các nhà máy lọc dầu mới ở Trung Đông khiến tình hình càng tồi tệ thêm vì các nhà máy này sẽ cạnh tranh khốc liệt với các đối tác ở châu Âu.

  • Hồng Hà (theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hàn Quốc sẽ triển khai tên lửa tầm bắn mới trong 5 năm tới  (08/10/2012)
Israel tấn công Dải Gaza, bắt giữ 4 ngư dân Palestine  (08/10/2012)
NATO sắp can thiệp quân sự vào Syria?  (08/10/2012)
Các quốc gia ĐNA tích cực tăng cường năng lực hàng hải  (08/10/2012)
Đức tiếp tục gây sức ép buộc Hy Lạp cải cách  (08/10/2012)
Hugo Chávez tái đắc cử Tổng thống Venezuela  (08/10/2012)
Mỹ dọa áp đặt thêm các lệnh cấm vận Iran  (07/10/2012)
Palestine kêu gọi OIC họp khẩn về cuộc đột kích của Israel ở Al Aqsa  (07/10/2012)
Philippines: Chính phủ và phe nổi dậy đạt được thỏa thuận hòa bình  (07/10/2012)
Triển vọng kinh tế toàn cầu đang tiếp tục xấu đi  (07/10/2012)
"Binh sĩ Triều Tiên đã bắn chết chỉ huy rồi đào tẩu"  (06/10/2012)
Mỹ, Hàn Quốc nhất trí tăng cường răn đe Triều Tiên   (06/10/2012)
Nga lại viện trợ nhân đạo cho Syria  (06/10/2012)
Tổng thống Iran đổ lỗi phương Tây về việc rớt giá đồng rial  (05/10/2012)
Hàn Quốc nhập lại dầu từ Iran  (05/10/2012)