Pháp chuyển trọng tâm ưu tiên khỏi châu Phi
10:57', 11/10/ 2012 (GMT+7)

Hội nghị cấp cao các nước nói tiếng Pháp Francophonie lần thứ 14 dự kiến diễn ra trong tuần này tại CHDC Congo. Trái với người tiền nhiệm Nicolas Sarkozy, đương kim Tổng thống Pháp Francois Hollande sẽ tham dự mà không có bất kỳ một lãnh đạo doanh nghiệp Pháp nào tháp tùng. Hành động này thể hiện Paris đang chuyển trọng tâm ưu tiên đầu tư kinh tế từ châu Phi sang các thị trường đang lớn mạnh khác là Trung Quốc và Mỹ Latinh.

Đại diện của hơn 70 quốc gia nói tiếng Pháp, phần lớn là các nước từng là thuộc địa của Pháp trước đây tại châu Phi, sẽ tề tựu về Kinshasa (Congo) để tham dự Francophonie 14 diễn ra từ ngày 12-14.10. Vấn đề bất ổn ở miền Đông Congo và phiến quân Hồi giáo kiểm soát miền Bắc Mali sẽ đứng đầu trong chương trình nghị sự của hội nghị.

Tổng thống Pháp cam kết sẽ thúc đẩy dân chủ tại châu lục được biết đến với những cuộc bầu cử có nhiều gian lận và những nhà lãnh đạo cầm quyền hàng mấy chục năm. Phát biểu tại Paris ngày 10.10, ông Hollande nói: “Tôi sẽ khẳng định với các nước nói tiếng Pháp rằng đây là ngôn ngữ của họ, nhưng nó cũng là ngôn ngữ của những giá trị và quy tắc. Trong số những giá trị và quy tắc đó là dân chủ, là sự lãnh đạo điều hành đất nước tốt, là đấu tranh chống tham nhũng”.

Bộ trưởng đặc trách vấn đề Pháp ngữ của Pháp Yamina Benguigui cho biết, hội nghị Francophonie lần này là cơ hội để ông Hollande thể hiện chính sách trái với ông Sarkozy dù Pháp hiện vẫn là nhà đầu tư hàng đầu tại lục địa đen. Theo cơ quan phụ trách thương mại của Liên Hiệp Quốc UNCTAD, vốn FDI mà Pháp rót vào châu Phi hiện nay là 5,5 tỉ USD. Con số này vào năm 2003 là 75 triệu USD và vào năm 2009 là 1,4 tỉ USD.

Pháp cũng có ảnh hưởng chính về mặt quân sự đối với châu Phi thông qua việc duy trì quân và căn cứ quân sự tại một số nước như Djibouti, Senegal, Chad và Bờ Biển Ngà.

  • Tố Uyên (Theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thổ Nhĩ Kỳ chặn máy bay chở khách Syria  (11/10/2012)
Tổng thống Venezuela chọn phó tổng thống mới  (11/10/2012)
Các chủ nợ quốc tế bàn về nợ quá hạn của Myanmar  (11/10/2012)
Bộ trưởng Tài chính Nhật – Hàn hội đàm  (11/10/2012)
Canada buộc tội một sĩ quan hải quân làm gián điệp cho Nga  (11/10/2012)
Nga ngừng hợp tác giải trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt với Mỹ  (10/10/2012)
Tổng thống Venezuela thành lập thêm một bộ mới  (10/10/2012)
Nước Anh sẽ “chìm hay bơi”  (10/10/2012)
Indonesia đặt báo động cao nhất tại lễ kỷ niệm vụ đánh bom Bali  (10/10/2012)
Israel tấn công Iran là hành động tự sát  (10/10/2012)
Hamas tấn công trả đũa Israel  (10/10/2012)
Thủ tướng Israel yêu cầu bầu cử sớm  (10/10/2012)
Đặc phái viên LHQ sang Syria kêu gọi ngừng bắn  (10/10/2012)
Biểu tình phản đối tình trạng thất nghiệp tại Pháp  (10/10/2012)
Hàn Quốc, Myanmar nhất trí tăng cường quan hệ kinh tế  (10/10/2012)