EU siết chặt trừng phạt Iran
9:32', 16/10/ 2012 (GMT+7)

Ngày 15.10, ngoại trưởng thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí tăng cường trừng phạt đối với ngành ngân hàng, đóng tàu và công nghiệp của Iran; gia tăng sức ép tài chính lên Tehran với hi vọng buộc Iran phải từ bỏ chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.

Quyết định trên của các ngoại trưởng EU cho thấy phương Tây ngày càng lo ngại về  chương trình hạt nhân của Iran và lời đe dọa của Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran nếu giải pháp ngoại giao kết hợp trừng phạt không dẫn đến một giải pháp hòa bình.

Cao ủy phụ trách đối ngoại của EU Catherine Ashton bày tỏ hi vọng nước Cộng hòa Hồi giáo sẽ nhượng bộ trước sức ép trừng phạt và sẽ sớm ngồi lại vào bàn đàm phán.

“Tôi hoàn toàn tin tưởng vẫn còn chỗ cho đàm phán. Tôi hi vọng chúng tôi có thể đạt được tiến bộ trong thời gian rất gần” – bà Ashton phát biểu với tư cách là đại diện cho nhóm P5+1 gồm Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga và Đức.

Các lệnh trừng phạt là một trong những động thái cứng rắn nhất của EU đối với Iran, cho thấy sự thay đổi chính sách đáng chú ý của khối 27 thành viên này. Trước đó, EU chủ yếu trừng phạt từng cá nhân hay công ty Iran cụ thể thông qua biện pháp hạn chế giao dịch kinh doanh với những đối tượng đó. Trong khi đó, Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt lên toàn bộ một ngành nhất định của Iran.

Tehran vẫn khẳng định các dự án hạt nhân của mình chỉ phục vụ mục đích năng lượng hòa bình. Từ tháng 4 đến nay, Tehran đã từ chối 3 vòng đàm phán về giảm quy mô hoạt động làm giàu uranium vì phương Tây không chịu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Ngày 15.10, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu khởi động chiến dịch tái tranh cử của mình với thông điệp Israel có những năng lực tiềm tàng mới chống lại mối đe dọa hạt nhân của Iran.

Thủ tướng Anh David Cameron kêu gọi Israel không nên hành động đơn phương chống Iran và cần phải cho các lệnh trừng phạt thêm thời gian để phát huy tác dụng.

  • Tố Uyên (Theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xuất khẩu từ Mỹ sang Iran vẫn tăng, bất chấp cấm vận  (15/10/2012)
Đảng của ông Putin dẫn đầu trong bầu cử Nga  (15/10/2012)
EU cân nhắc gia hạn lệnh trừng phạt Belarus  (15/10/2012)
Quan chức quân đội Hàn Quốc bị kỷ luật vì vụ binh sĩ Triều Tiên đào tẩu  (15/10/2012)
Tấn công hàng loạt tại Iraq, ít nhất 6 người thiệt mạng  (15/10/2012)
Malaysia cam kết đầu tư vào Philippines  (15/10/2012)
Ba Lan kiên quyết xây nhà máy điện hạt nhân  (15/10/2012)
Scotland đạt bước tiến trong nỗ lực tách khỏi Vương quốc Anh  (15/10/2012)
Tín đồ Hồi giáo bị tấn công tại Nigeria, hơn 20 người thiệt mạng  (15/10/2012)
Algeria tiêu diệt thủ lĩnh al-Qaeda ở Bắc Phi  (15/10/2012)
Chính phủ Israel ấn định ngày tổng tuyển cử  (15/10/2012)
Quốc hội Libya bầu thủ tướng mới  (15/10/2012)
Nhật phô diễn sức mạnh hải quân giữa lúc căng thẳng với Trung Quốc  (15/10/2012)
Chính phủ Philippines ký thỏa thuận hòa bình với MILF  (15/10/2012)
Cựu Vương Campuchia Sihanouk qua đời ở Bắc Kinh  (15/10/2012)