Australia, Ấn Độ đàm phán hạt nhân
13:41', 17/10/ 2012 (GMT+7)

Thủ tướng Australia Julia Gillard

Hôm nay (17.10), thủ tướng Australia Julia Gillard và người đồng cấp Ấn Độ Manmohan Singh bắt đầu đàm phán về việc Australia bán uranium cho Ấn Độ để nước này sử dụng cho chương trình điện hạt nhân.

Trước đó, Australia quyết định không xuất khẩu quặng uranium sang Ấn Độ khi nước này từ chối ký Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Tuy nhiên, năm ngoái, bà Gillard đã thay đổi chính sách trong nỗ lực nhằm cải thiện quan hệ với một trong trong những nền kinh tế lớn nhất châu Á này.

Phát biểu trước báo giới, thủ tướng Australia cho biết, điều sẽ diễn ra sắp tới là thương lượng về một thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự toàn diện và thỏa thuận song phương này sẽ hoàn tất trong vòng 1-2 năm.

Bà Gillard cũng cho hay, thỏa thuận này sẽ đảm bảo việc uranium sẽ chỉ được dùng cho mục đích hòa bình và trong những điều kiện an toàn và Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ giám sát thỏa thuận này.

Quyết định bán uranium này nhằm tăng cường quan hệ ngoại giao và thương mại giữa hai nước, vốn trở nên căng thẳng sau khi hàng loạt sinh viên Ấn Độ bị tấn công ở Australia hồi năm 2010. Tháng 12.2011, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Stephen Smith gọi lệnh cấm bán uranium cho Ấn Độ là “một hạt sạn trong quan hệ” giữa hai nước.

Mặt khác, New Delhi cũng ưu tiên cải thiện quan hệ với các quốc gia có trữ lượng uranium dồi dào, nhằm cung cấp cho chương trình năng lượng hạt nhân ngày càng mở rộng của nước này. Hiện Ấn Độ phụ thuộc chủ yếu vào than và các nhà máy nguyên tử hiện hành chỉ cung cấp dưới 3% điện năng cho cả nước. Chính phủ Ấn Độ kỳ vọng sẽ tăng con số này lên 25% vào năm 2050.

Trong khi đó, Australia không sử dụng điện hạt nhân nhưng lại là nước có sản xuất uranium lớn thứ 3 thế giới, sau Kazakhstan và Canada, đồng thời là nước giữ khoảng 23% trữ lượng uranium trên toàn cầu. 

  • Lê Quảng (theo AFP)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ngư dân Trung Quốc bị lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc bắn chết  (17/10/2012)
Mỹ, Hàn thảo luận các vấn đề lãnh thổ, Triều Tiên  (16/10/2012)
Tokyo theo dõi sát tàu chiến Trung Quốc ở gần đảo Yonaguni  (16/10/2012)
Hamas nhờ Ai Cập giúp đối phó Israel  (16/10/2012)
Cuba bãi bỏ các biện pháp hạn chế xuất cảnh  (16/10/2012)
Bắt đầu xét xử kẻ chủ mưu tấn công khủng bố 11.9  (16/10/2012)
Nga muốn giành lại ảnh hưởng ở Iraq  (16/10/2012)
Mỹ, Hàn sẽ tiếp tục thảo luận về thỏa thuận tên lửa  (16/10/2012)
LHQ đối phó nguy cơ khủng hoảng lương thực   (16/10/2012)
CSIS: Trung Quốc đứng đầu trong tăng chi tiêu quốc phòng ở châu Á  (16/10/2012)
EU siết chặt trừng phạt Iran  (16/10/2012)
Xuất khẩu từ Mỹ sang Iran vẫn tăng, bất chấp cấm vận  (15/10/2012)
Đảng của ông Putin dẫn đầu trong bầu cử Nga  (15/10/2012)
EU cân nhắc gia hạn lệnh trừng phạt Belarus  (15/10/2012)
Quan chức quân đội Hàn Quốc bị kỷ luật vì vụ binh sĩ Triều Tiên đào tẩu  (15/10/2012)