Thủ tướng Bồ Đào Nha đối mặt với cuộc chiến về chi tiêu khắc khổ
10:23', 17/10/ 2012 (GMT+7)

Ngày 16.10, các chính trị gia Bồ Đào Nha từ cánh hữu tới cánh tả nhất loạt tấn công các biện pháp chi tiêu khắc khổ trong kế hoạch ngân sách năm 2013 của chính phủ. Diễn biến mới cho thấy thủ tướng nước này có thể sẽ đối mặt với một cuộc chiến cam go để thông qua kế hoạch này tại quốc hội.

Kế hoạch ngân sách năm 2013 do chính phủ liên minh cánh trung tả của Thủ tướng Pedro Passos Coelho công bố ngày 15.10. Theo đó, chính phủ Bồ Đào Nha vừa cắt giảm chi tiêu công vừa tăng thuế tới mức cao kỉ lục trong lịch sử dân chủ nước này nhằm đổi lại khoản vay cứu trợ trị giá 78 tỉ euro.

Đảng Xã hội đối lập ví kế hoạch ngân sách trên là một “quả bom nguyên tử tài chính” và tuyên bố sẽ bác văn kiện này khi quốc hội bỏ phiếu vào cuối tháng 10.

Ngày 16.10, nhiều tiếng nói phản đối cũng xuất hiện từ trong chính các đảng liên minh cầm quyền. Trước đó 1 ngày, khoảng 2.000 người dân Bồ Đào Nha biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội đòi giải tán chính phủ của ông Passos Coelho.

Kế hoạch ngân sách năm 2013 nhắm tới mục tiêu cắt giảm thâm hụt tài khóa từ mức 5% GDP trong năm nay xuống còn 4,5% GDP sang năm sau. Tuy nhiên, động thái này có thể đẩy tỉ lệ thất nghiệp hiện ở mức kỉ lục gần 16% lên cao hơn nữa.

Thách thức lớn đối với ông Passos Coelho là làm sao vỗ yên đảng nhỏ cánh hữu CDS – đảng giữ vai trò đảm bảo thế đa số cho chính phủ liên minh của thủ tướng tại quốc hội – tiếp tục trung thành với mình. CDS có truyền thống phản đối việc tăng thuế và mới đây tuyên bố đồng ý với việc cắt giảm chi tiêu nhưng không tán thành tăng thuế quá mức. Ngày 16.10, hai nghị sĩ của đảng này đã bày tỏ thái độ nghi ngại.

Năm ngoái, Bồ Đào Nha giảm thâm hụt ngân sách chủ yếu nhờ vào việc chuyển đứt quỹ hưu trí của ngân hàng vào ngân sách nhà nước.

  • Tố Uyên (Theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Australia, Ấn Độ đàm phán hạt nhân  (17/10/2012)
Ngư dân Trung Quốc bị lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc bắn chết  (17/10/2012)
Mỹ, Hàn thảo luận các vấn đề lãnh thổ, Triều Tiên  (16/10/2012)
Tokyo theo dõi sát tàu chiến Trung Quốc ở gần đảo Yonaguni  (16/10/2012)
Hamas nhờ Ai Cập giúp đối phó Israel  (16/10/2012)
Cuba bãi bỏ các biện pháp hạn chế xuất cảnh  (16/10/2012)
Bắt đầu xét xử kẻ chủ mưu tấn công khủng bố 11.9  (16/10/2012)
Nga muốn giành lại ảnh hưởng ở Iraq  (16/10/2012)
Mỹ, Hàn sẽ tiếp tục thảo luận về thỏa thuận tên lửa  (16/10/2012)
LHQ đối phó nguy cơ khủng hoảng lương thực   (16/10/2012)
CSIS: Trung Quốc đứng đầu trong tăng chi tiêu quốc phòng ở châu Á  (16/10/2012)
EU siết chặt trừng phạt Iran  (16/10/2012)
Xuất khẩu từ Mỹ sang Iran vẫn tăng, bất chấp cấm vận  (15/10/2012)
Đảng của ông Putin dẫn đầu trong bầu cử Nga  (15/10/2012)
EU cân nhắc gia hạn lệnh trừng phạt Belarus  (15/10/2012)