Đàm phán giải ngân cứu trợ Hy Lạp thất bại
10:49', 17/10/ 2012 (GMT+7)

Cựu Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp cáo buộc bộ ba cho vay quốc tế EU, ECB và IMF đang đùa với lửa, đẩy Hy Lạp và EU vào tình thế nguy hiểm. Ảnh: Reuters

Ngày 16.10, cuộc đàm phán giữa Hy Lạp và 3 nhà cho vay quốc tế - Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) – về khoản giải ngân tiếp theo trong gói cứu trợ dành cho Hy Lạp thất bại vì Athens không chịu cắt giảm thêm chi tiêu công.

Cuộc đàm phán nhằm mục đích thống nhất các điều kiện trước khi giải ngân 31,5 tỉ euro (40,6 tỉ USD) trong gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỉ euro cho Hy Lạp.

Chính phủ liên minh của Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras không đồng ý cải cách lao động và cắt giảm lương mạnh hơn như đòi hỏi của bộ ba EU, ECB và IMF. Athens lo ngại, nếu thực hiện những yêu cầu “quá đáng” này, xã hội Hy Lạp sẽ bị đẩy tới bờ vực rối ren hỗn loạn sau hơn 2 năm thắt lưng buộc bụng.

Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp Yiannis Stournaras cho biết chính phủ Hy Lạp sẽ đưa ra những đề xuất của mình trong vài ngày nữa.

Ngân sách của Hy Lạp sẽ cạn vào tháng tới. Nếu Hy Lạp không chịu cắt giảm thêm 13,5 tỉ euro chi tiêu ngân sách và thực hiện cải cách thì nước này có thể sẽ không được giải ngân 31,5 tỉ euro nói trên.

Tuy nhiên, trong tình hình nền kinh tế trong nước suy thoái chưa từng có như hiện nay, giới chức Hy Lạp cũng không muốn đẩy kế hoạch chi tiêu khắc khổ đi xa hơn vì nó vượt quá mức độ chịu đựng của xã hội nước này.

Trong một động thái nhằm cân bằng giữa 2 tình hình trong nước và đòi hỏi của các nhà cho vay quốc tế, ngày 16.10, chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch cho thuê một loạt các tài sản nhà nước, trong đó có nhà máy lọc dầu lớn nhất Hy Lạp và 2 cảng biển lớn nhất nhì nước này để có tiền thanh toán nợ.

  • Tố Uyên (Theo Guardian)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Kuwait đề xuất lập quỹ chống đói nghèo ở châu Á  (17/10/2012)
Thủ tướng Bồ Đào Nha đối mặt với cuộc chiến về chi tiêu khắc khổ  (17/10/2012)
Australia, Ấn Độ đàm phán hạt nhân  (17/10/2012)
Ngư dân Trung Quốc bị lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc bắn chết  (17/10/2012)
Mỹ, Hàn thảo luận các vấn đề lãnh thổ, Triều Tiên  (16/10/2012)
Tokyo theo dõi sát tàu chiến Trung Quốc ở gần đảo Yonaguni  (16/10/2012)
Hamas nhờ Ai Cập giúp đối phó Israel  (16/10/2012)
Cuba bãi bỏ các biện pháp hạn chế xuất cảnh  (16/10/2012)
Bắt đầu xét xử kẻ chủ mưu tấn công khủng bố 11.9  (16/10/2012)
Nga muốn giành lại ảnh hưởng ở Iraq  (16/10/2012)
Mỹ, Hàn sẽ tiếp tục thảo luận về thỏa thuận tên lửa  (16/10/2012)
LHQ đối phó nguy cơ khủng hoảng lương thực   (16/10/2012)
CSIS: Trung Quốc đứng đầu trong tăng chi tiêu quốc phòng ở châu Á  (16/10/2012)
EU siết chặt trừng phạt Iran  (16/10/2012)
Xuất khẩu từ Mỹ sang Iran vẫn tăng, bất chấp cấm vận  (15/10/2012)