Phương Tây cân nhắc thay đổi chiến lược đàm phán với Iran
11:45', 24/10/ 2012 (GMT+7)

Đàm phán hạt nhân Iran xem ra khó thoát khỏi bế tắc nếu không có sự nhượng bộ từ hai phía.

Các cường quốc phương Tây có khả năng đề nghị Iran siết chặt những hạn chế trong chương trình hạt nhân nếu muốn các lệnh cấm vận được nới lỏng. Đây là một chiến lược điều chỉnh đang được phương Tây cân nhắc nhằm hướng tới một giải pháp thương lượng, giúp chấm dứt tiến trình đàm phán kéo dài hơn 1 thập kỷ qua xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran.

Giải pháp trên được đưa ra bàn thảo nhằm chuẩn bị cho vòng đàm phán mới với Iran dự kiến nối lại sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 6.11 tới. 3 vòng đàm phán trước diễn ra trong năm nay đều rơi vào bế tắc.

Việc tìm kiếm một giải pháp hiệu quả cho chương trình hạt nhân của Iran đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Nếu để tình trạng bế tắc kéo dài, Iran sẽ có nhiều cơ hội tiến gần hơn các kỹ thuật giúp chế tạo vũ khí hạt nhân, làm gia tăng những tin đồn thổi về việc Israel tiến hành không kích các cơ sở hạt nhân của Iran. Những cuộc chiến tranh Trung Đông mới có khả năng sẽ phá hoại nền kinh tế thế giới vốn đang ốm yếu.

Israel nghi ngờ Iran có thể đạt tới một trình độ kỹ thuật nhất định có khả năng “vũ khí hóa” uramium làm giàu vào mùa xuân hoặc mùa hè năm tới.

Cho tới nay Iran đều phủ nhận mọi cáo buộc về việc nước này đang theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân và từ chối đáp ứng các yêu cầu đòi họ phải hạn chế chương trình phát triển hạt nhân. Thay vào đó, Tehran yêu cầu phương Tây phải nởi lỏng các lệnh cấm vận nhằm vào nước này.

Tuy nhiên, các cường quốc phương Tây không đồng ý đề nghị của Iran và nỗ lực đưa ra những sáng kiến hạn chế tập trung vào vấn đề hợp tác kỹ thuật, đồng thời tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm gây sức ép buộc Iran quay lại bàn đàm phán.

  • Hồng Hà (theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhật Bản có Bộ trưởng Tư pháp mới  (24/10/2012)
Quân đội Mỹ ở Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở châu Á – TBD  (24/10/2012)
Trung Quốc cáo buộc Mỹ khuấy động ở Biển Đông  (24/10/2012)
Hơn 100 nghìn người Syria tị nạn tại Lebanon  (24/10/2012)
Hamas tố Israel phá hoại chuyến thăm của Quốc vương Qatar  (23/10/2012)
Đánh bom tự sát tại Bắc Caucasus thuộc Nga, 1 cảnh sát thiệt mạng  (23/10/2012)
Nghị sĩ Hàn Quốc thăm quần đảo tranh chấp với Nhật  (23/10/2012)
Hội thảo quốc tế về thực trạng chủ quyền Biển Đông  (23/10/2012)
Obama hạ gục Romney trong “hiệp đấu” cuối cùng  (23/10/2012)
Anh sẽ tăng gấp đôi số lượng máy bay không người lái tại Afghanistan  (23/10/2012)
Công ty Hàn Quốc giành quyền xây thủy điện tại Lào  (23/10/2012)
Tàu lớn Trung Quốc có thể bị tiêu diệt ở Biển Đông  (23/10/2012)
Tiến trình hòa bình Trung Đông: Đang ở thời điểm khủng hoảng  (23/10/2012)
Đài Loan sẽ xem xét lại các dự án đầu tư từ Trung Quốc  (23/10/2012)
Tân Bộ trưởng Tư pháp Nhật sẽ từ chức  (23/10/2012)