Chính phủ Hy Lạp chia rẽ về cải cách lao động
14:50', 24/10/ 2012 (GMT+7)

Nếu không tiếp tục được giải ngân, Hy Lạp sẽ cạn tiền vào tháng tới.

Ngày 23.10, chính phủ liên minh Hy Lạp không thể thông qua gói chi tiêu khắc khổ quan trọng như yêu cầu của các nhà cho vay quốc tế vì 2 đảng nhỏ trong liên minh cầm quyền phản đối kế hoạch cải cách lao động.

Tuần trước, bộ 3 nhà cho vay quốc tế - Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) – thông báo rằng, họ và Athens đã nhất trí hầu hết các kế hoạch cải cách và thắt lưng buộc bụng cần thiết để đổi lại khoản giải ngân 11,5 tỉ euro tiếp theo trong gói cứu trợ thứ 2 trị giá 130 tỉ euro dành cho Hy Lạp.

Theo đó, Athens sẽ cắt giảm chi tiêu công trong vòng 4 năm thay vì 2 năm như kế hoạch ban đầu nhằm hạn chế tác động tiêu cực lên tốc độ tăng trưởng kinh tế Hy Lạp năm 2013-2014.

Thông tin trên đã làm dấy lên hy vọng Hy Lạp sớm nhận được khoản giải ngân 11,5 tỉ euro nói trên trước khi cạn tiền vào tháng tới. Tuy nhiên, trước khi tiến tới thỏa thuận toàn diện về kế hoạch chi tiêu khắc khổ, chính phủ Hy Lạp cần phải vượt qua những chia rẽ trong nội bộ liên minh cầm quyền.

Đảng Dân chủ cánh tả và đảng Xã hội PASOK - 2 đảng nhỏ hơn trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Hy Lạp Antonis Samaras – từ lâu luôn phản đối các đề xuất của bộ 3 nhà cho vay nói trên về cắt giảm tiền lương.

Thủ tướng Hy Lạp Samaras kêu gọi 2 đảng liên minh nói trên và người dân ủng hộ gói chi tiêu khắc khổ theo đòi hỏi của các nhà cho vay cứu trợ trước khi quá muộn.

Kinh tế Hy Lạp đã suy thoái liên tiếp 6 năm. Cứ 4 người dân nước này lại có 1 người thất nghiệp.

  • Tố Uyên (Theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mỹ có gần 70 quả bom hạt nhân tại Thổ Nhĩ Kỳ  (24/10/2012)
Phương Tây cân nhắc thay đổi chiến lược đàm phán với Iran  (24/10/2012)
Nhật Bản có Bộ trưởng Tư pháp mới  (24/10/2012)
Quân đội Mỹ ở Hàn Quốc tìm kiếm vai trò lớn hơn ở châu Á – TBD  (24/10/2012)
Trung Quốc cáo buộc Mỹ khuấy động ở Biển Đông  (24/10/2012)
Hơn 100 nghìn người Syria tị nạn tại Lebanon  (24/10/2012)
Hamas tố Israel phá hoại chuyến thăm của Quốc vương Qatar  (23/10/2012)
Đánh bom tự sát tại Bắc Caucasus thuộc Nga, 1 cảnh sát thiệt mạng  (23/10/2012)
Nghị sĩ Hàn Quốc thăm quần đảo tranh chấp với Nhật  (23/10/2012)
Hội thảo quốc tế về thực trạng chủ quyền Biển Đông  (23/10/2012)
Obama hạ gục Romney trong “hiệp đấu” cuối cùng  (23/10/2012)
Anh sẽ tăng gấp đôi số lượng máy bay không người lái tại Afghanistan  (23/10/2012)
Công ty Hàn Quốc giành quyền xây thủy điện tại Lào  (23/10/2012)
Tàu lớn Trung Quốc có thể bị tiêu diệt ở Biển Đông  (23/10/2012)
Tiến trình hòa bình Trung Đông: Đang ở thời điểm khủng hoảng  (23/10/2012)