Thu hẹp khoảng cách phát triển trong khối ASEAN
15:21', 29/10/ 2012 (GMT+7)

Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan. (Nguồn: thejakartapost.com)

Ngày 29.10, Diễn đàn Hợp tác phát triển sáng kiến cho Hội nhập ASEAN lần thứ 4 (IDCF) đã diễn ra tại trụ sở Ban thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ở thủ đô Jakarta (Indonesia).

IDCF lần thứ tư tập trung thảo luận Khuôn khổ chiến lược và Kế hoạch làm việc cho Hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn hai từ 2009-2015 sau khi đã hoàn thành Kế hoạch làm việc cho IAI giai đoạn một (2002-2008).

Diễn đàn cũng thảo luận các biện pháp thực hiện và nâng cao hiệu quả, tăng cường hợp tác trong khối và với các đối tác đối thoại nhằm nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN, nhất là giữa nhóm sáu nước thành viên cũ (gồm Singapore, Brunei, Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines) và bốn nước thành viên mới (nhóm CLMV - Canpuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam), cũng như tăng cường hợp tác để hỗ trợ các nước CLMV hội nhập nhanh hơn hướng tới một cộng đồng chung vào năm 2015.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, Tổng thư ký ASEAN Surin Pitsuwan nhấn mạnh đến thách thức về thời gian cũng như các nguồn lực cho chương trình hội nhập của ASEAN, trong đó chênh lệch phát triển giữa các nước thành viên trong khối là một trong những rào cản chủ chốt. Tổng thư ký Pitsuwan lưu ý rằng sự chênh lệch này còn quá lớn giữa Singapore, Brunei với phần còn lại, nhất là với nhóm CLMV.

Các nước thành viên ASEAN tuy đạt tăng trưởng kinh tế cao, thu nhập bình quân đầu người liên tục được cải thiện, song ngoại trừ Singapore và Brunei, tất cả các nước còn lại đều đang đối mặt với nguy cơ rơi vào "bẫy thu nhập trung bình" và có tỷ lệ người với thu nhập trung bình dưới chuẩn nghèo 2 USD/ngày còn cao. Điều đó cho thấy sự cấp thiết của việc tăng cường thu hẹp khoảng cách phát triển trong nội khối và giữa khối với bên ngoài, trong đó cần phải thu hút mạnh mẽ hơn nữa sự tham gia của khu vực tư nhân.

Báo cáo tại Diễn đàn, Giám đốc phụ trách Hội nhập thị trường của Ban thư ký ASEAN, Subash Bose Pillai cho biết Kế hoạch làm việc cho IAI giai đoạn hai, được nhất trí thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 tại Thái Lan hồi tháng 3/2009, tập trung chủ yếu vào ba lĩnh vực trụ cột là kinh tế, văn hóa-xã hội và chính trị-an ninh để đẩy nhanh tiến trình thu hẹp chênh lệch phát triển trong ASEAN và hội nhập ASEAN, trong đó ưu tiên hỗ trợ cho các nước CLMV, phát huy tối đa sự trợ giúp của các nước đối tác đối thoại cũng như các tổ chức phát triển khu vực và quốc tế.

Chương trình IAI được lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh không chính thức lần thứ tư ở Singapore hồi tháng 11.2000 nhằm thu hẹp sự chênh lệch phát triển trong ASEAN và nâng cao tính cạnh tranh của ASEAN như một mô hình cho sự hợp tác khu vực.

Ý tưởng này đã có động lực thực thi mạnh mẽ với Tuyên bố Hà Nội năm 2001 về Thu hẹp khoảng cách phát triển vì sự Hội nhập ASEAN gắn bó hơn và Kế hoạch cho IAI giai đoạn một đã được nhất trí thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ tám tại Campuchia hồi tháng 11.2002. 

. Theo TTXVN

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đằng sau cuộc bầu cử sớm ở Israel  (29/10/2012)
Bộ trưởng Hàn Quốc thăm Trung Quốc  (29/10/2012)
Đảng cầm quyền Ukraine tuyên bố chiến thắng bầu cử quốc hội  (29/10/2012)
Đánh bom tự sát nhà thờ Nigeria, 8 người thiệt mạng  (29/10/2012)
Trung Quốc: Ngừng kế hoạch mở rộng nhà máy hóa dầu do biểu tình  (29/10/2012)
LHQ: 22.000 người Myanmar phải lánh nạn do bạo lực  (28/10/2012)
Iraq: Bạo lực trong lễ Eid al-Adha làm 27 người chết  (28/10/2012)
Hy Lạp nóng với nghi án hơn 2.000 người giàu trốn thuế  (28/10/2012)
Ukraine bầu cử quốc hội  (28/10/2012)
Hàn đặt lại tên hai đảo lớn thuộc quần đảo tranh chấp với Nhật  (28/10/2012)
Giao tranh tiếp diễn bất chấp lệnh ngừng bắn ở Syria   (27/10/2012)
Biểu tình rầm rộ phản đối nhà máy hóa chất ở Trung Quốc  (27/10/2012)
Lào chính thức trở thành thành viên mới của WTO  (27/10/2012)
Syria: Lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực  (26/10/2012)
Nhật đã thông qua gói kích thích kinh tế 5,3 tỷ USD  (26/10/2012)