Số người chết do ô nhiễm không khí ở châu Á:
Chưa dừng lại ở con số 800.000 người
10:30', 6/12/ 2012 (GMT+7)
Tình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra ở Hồng Kông.

Ngày 5.12, Tổ chức Sáng kiến không khí sạch cho các thành phố châu Á (CAI-Asia) cảnh báo, tình trạng ô nhiễm không khí ở châu Á đã khiến ít nhất 800.000 người chết mỗi năm và dự báo sẽ tiếp tục tăng, giữa lúc chất lượng không khí của khu vực ngày càng xấu đi.

Phát biểu tại Hội nghị về ô nhiễm không khí ở châu Á tổ chức tại Hồng Kông, Giám đốc điều hành CAI-Asia Sophie Punte cho rằng, tình hình tiêu thụ năng lượng tăng như hiện nay cộng với lượng khí thải từ xe cộ cao trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế nóng của châu Á là những nguyên nhân chính dẫn tới tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng của khu vực.

“Điều khiến chúng ta lo ngại là hàm lượng bụi PM10 tăng trở lại. 7/10 thành phố ở các nước đang phát triển của châu Á đang phải sống trong bầu không khí ô nhiễm có hại cho sức khỏe”, bà nói.

PM10 là loại hạt vật chất cỡ rất nhỏ (10 micromet) bay lơ lửng trong không khí, có thể xuyên qua các loại khẩu trang thường để lọt vào và nằm lại trong phổi, gây bệnh cho hệ thống hô hấp.

Điều đáng nói là ô nhiễm không khí ở châu Á sẽ còn tăng khi số lượng xe cộ của khu vực dự kiến vượt trên 1 tỉ chiếc vào năm 2035, trong khi đó mức tiêu thụ nhiên liệu và khí thải nhà kính của châu Á sẽ tăng 400% so với mức của năm 2005, theo CAI-Asia.

Một nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới năm 2008 cho biết, có 800.000 trong số 1,3 ca tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí đều ở châu Á. Các chuyên gia cảnh báo con số này sẽ còn tăng nếu không tiến hành ngay những biện pháp khẩn khẩn.

Theo Phó Viện trưởng Viện Ảnh hưởng Sức khỏe (HEI) của Mỹ Robert O'Keefe, “Mối quan tâm của chúng ta là khi ô nhiễm không khí trở nên nghiêm trọng hơn thì con số người chết sẽ tăng theo”. Nghiên cứu của Chương trình không khí sạch châu Á cũng cho thấy số người chết do ô nhiễm không khí có thể tăng gấp đôi vào năm 2050 nếu tình hình không có gì thay đổi.

Các nước châu Á như Trung Quốc - nước chịu ảnh hưởng nặng do tình trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa, giao thông tăng mạnh và thiếu các biện pháp bảo vệ - đang đứng trước sức ép trong những năm gần đây trong việc thắt chặt các tiêu chuẩn chất lượng không khí.

Tại Hồng Kông, nơi đường chân trời cùng vịnh nổi tiếng của nước này thường xuyên bị phủ trong màn sương mờ khói bụi, chính phủ đã cam kết giảm khí thải từ các nhà máy điện và loại bỏ dần các xe cộ sử dụng dầu diesel gây ô nhiễm. Đây là một phần trong nỗ lực của chính phủ trong việc giải quyết ô nhiễm không khí.

Bộ Bảo vệ Môi trường Trung Quốc trong một tuyên bố mới đây cho biết, Bắc Kinh sẽ chi 69 tỉ USD vào năm 2015 để cắt giảm ô nhiễm không khí tại 117 thành phố xuống còn ít nhất 5% từ năm 2011-2015.

  • Hồng Hà (theo AFP)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mỹ buộc tội 4 người xuất hàng cấm cho Trung Quốc, Iran  (06/12/2012)
Chìm tàu ngoài khơi bờ biển Hà Lan, 4 thủy thủ thiệt mạng  (06/12/2012)
Động đất tại Iran, 8 người thiệt mạng  (06/12/2012)
Tây Ban Nha: Hàng ngàn nhân viên y tế biểu tình chống chính sách khắc khổ  (06/12/2012)
EU bất đồng về thành lập hệ thống giám sát ngân hàng  (05/12/2012)
Philippines bổ nhiệm đại sứ mới tại Trung Quốc  (05/12/2012)
Chính phủ liên hiệp Mông Cổ trước nguy cơ tan vỡ  (05/12/2012)
Thủ tướng Đức: Israel đang bị cô lập trên toàn cầu  (05/12/2012)
Thời tiết khắc nghiệt trở nên thường xuyên hơn  (05/12/2012)
Hội nghị Xúc tiến Đầu tư – Thương mại – Du lịch khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam  (05/12/2012)
Thượng viện Mỹ thông qua ngân sách quốc phòng  (05/12/2012)
NATO ủng hộ kế hoạch phòng thủ bảo vệ Thổ Nhĩ Kỳ  (05/12/2012)
EU bàn cách đáp trả kế hoạch xây khu định cư của Israel  (05/12/2012)
Tây Ban Nha: Tỉ lệ thất nghiệp tăng 1,5% trong tháng 11  (05/12/2012)
CHDCND Triều Tiên sẽ bị trừng phạt nếu phóng tên lửa  (05/12/2012)