Chủ tịch WB tới châu Phi trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên
11:0', 31/8/ 2012 (GMT+7)

Tân Chủ tịch Ngân hàng thế giới Jim Yong Kim phát biểu báo giới trong ngày đầu làm việc tại trụ sở ở Washington hôm 2.7.

Tân chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) Jim Yong Kim sẽ tới Bờ Biển Ngà và Nam Phi vào tuần tới, trong chuyến công du đầu tiên tới châu Phi kể từ khi lên điều hành tổ chức tài chính đa phương này vào đầu tháng 7.

Chuyến đi diễn ra giữa thời điểm các nước châu Phi được xếp vào danh sách những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới, nhưng sự phát triển của khu vực đang bị kìm hãm do sự thiếu hụt về đường sá, cảng biển, nguồn cung ứng điện, nước và hệ thống vệ sinh. Bất chấp tỷ lệ tăng trưởng cao, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp gia tăng và bất bình đẳng đang trở thành vấn nạn tại khu vực.

“Tôi muốn đến (châu Phi) để được trực tiếp nghe từ chính phủ và người dân trên lục địa này về việc họ cần WB giúp đỡ như thế nào để thúc đẩy phát triển toàn diện khắp châu Phi”, ông Kim cho biết.

Theo kế hoạch, bắt đầu từ ngày 4.9, ông Kim sẽ tới Bờ Biển Ngà và gặp gỡ Tổng thống Alassane Ouattara cùng với các chuyên gia kinh tế nước này. Hiện chính phủ Bờ Biển Ngà đang tiến hành một số dự án cơ sở hạ tầng lớn và lập lại an ninh tại phần lớn đất nước sau cuộc nội chiến, khiến 3.000 người thiệt mạng.

Tại đây, ông cũng sẽ tới thăm một khu công nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tiếp theo, ông sẽ tới Nam Phi và có các cuộc hội đàm với Tổng thống Jacob Zuma và Bộ trưởng Tài chính Pravin Gordhan cũng như các doanh nghiệp địa phương.

Làn sóng bất ổn và bạo lực tại các khu mỏ ở Nam Phi phản ảnh sự thất bại trong nỗ lực kìm soát tình trạng đói nghèo, bất bình đình đẳng giới và thất nghiệp tăng cao.

“Nam Phi là một nhân tố chính của tăng trưởng kinh tế châu Phi và là nước có tiếng nói lớn của lục địa tại G20 cũng như các diễn đàn quốc tế khác. Nước này cũng đóng vai trò quan trọng đối với thương mại và đầu tư”, ông Kim cho biết.

  • Hồng Hà (theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Gruzia cáo buộc phiến quân Nga gây bạo loạn gần biên giới  (31/08/2012)
IAEA: Iran gấp đôi công suất tại cơ sở hạt nhân ngầm  (31/08/2012)
LHQ rút nhân viên khỏi Afghanistan  (31/08/2012)
Nga kỷ niệm 200 năm chiến thắng đế chế Pháp  (31/08/2012)
Uzbekistan cấm nước ngoài đặt căn cứ quân sự  (30/08/2012)
Triều Tiên có thể đối mặt khủng hoảng lương thực mới  (30/08/2012)
Tổng thư ký LHQ kêu gọi ngừng cung cấp vũ khí cho Syria  (30/08/2012)
Tổng thống Ai Cập thăm Iran  (30/08/2012)
Nga tăng thuế xuất khẩu dầu thô  (30/08/2012)
Iran sẽ thành lập bộ ba về Syria  (30/08/2012)
ECB: Cần một cấu trúc quản lý mới cho Eurozone  (30/08/2012)
Mỹ bàn giao 9 xe tăng M1A1 Abrams cho Iraq  (30/08/2012)
6 người sống sót trong vụ đắm thuyền ngoài khơi Indonesia   (30/08/2012)
Đặc phái viên về Syria sẽ có chuyến thăm đầu tiên đến Damascus  (30/08/2012)
Nổ mỏ than tại Trung Quốc, 9 người thiệt mạng  (30/08/2012)