UNICEF: Vẫn chưa đáp ứng MDG về giảm tỉ lệ tử vong trẻ em
10:36', 13/9/ 2012 (GMT+7)
Theo số liệu thống kê mới nhất, tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi giảm từ 12 triệu vào năm 1990 xuống còn 6,9 triệu trong năm 2011. Ảnh AFP

Quỹ Nhi đồng LHQ (Unicef) vừa công bố một báo cáo cho thấy, so với năm 1990, tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm một nửa tính đến năm 2011; tuy nhiên, dường như Mục tiêu Thiên niên Kỷ (MDG) về giảm tỉ lệ này vào năm 2015 khó có thể hoàn thành.

Theo báo cáo này, năm 1990 có 12 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong nhưng số liệu thống kê mới nhất cho thấy tỉ lệ này giảm một nửa, xuống còn 6,9 triệu, trong năm 2011. Phó giám đốc điều hành Unicef Geeta Rao Gupta cho rằng, câu chuyện về tỉ lệ tử vong trẻ em là một trong những vấn đề có ý nghĩa nhưng cũng là một công việc chưa hoàn tất. Theo ông, chúng ta không nên thỏa mãn với những gì đã đạt được bởi thực tế là mỗi ngày có 19.000 trẻ em tử vong trên toàn cầu, vì những nguyên nhân không thể ngăn chặn.

Theo giám đốc điều hành Unicef Anthony Lake, có những biện pháp can thiệp khả thi và đã được chứng minh. “Những trẻ em này có thể được cứu sống nhờ vaccin, chế độ dinh dưỡng đầy đủ và các biện pháp y tế cũng như sự chăm sóc từ người mẹ. Thế giới có kỹ thuật và biết cách làm. Thách thức ở đây là giúp mọi trẻ em được hưởng những điều này.” – ông nói.

Unicef chỉ ra rằng, các nước nghèo cũng có khả năng giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ như các nước giàu. Từ năm 1990 đến 2011, 9 nước có thu nhập thấp, bao gồm Bangladesh, Campuchia, Ethiopia, Liberia, Madagascar, Malawi, Nepal, Niger và Rwanda đã giảm được hơn 60% tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Cũng trong giai đoạn này, các quốc gia có thu nhập trung bình và cao, như Brazil, Mongolia, Thổ Nhĩ Kỳ, Oman và Bồ Đào Nha, cũng có những bước tiến đáng kể trong vấn đề này, với tỉ lệ tử vong ở trẻ giảm hơn 2/3.

Tỉ lệ tử vong cao nhất của trẻ em dưới 5 tuổi tập trung ở các nước châu Phi thuộc tiểu vùng Sahara và Nam Á. Trong năm 2011, những nơi này chứng kiến 82% trẻ em dưới 5 tuổi tử vong, cao hơn so với 68% của năm 1990. Tại khu vực tiểu vùng Sahara, cứ 9 trẻ em thì có 1 trẻ không sống được đến 5 năm.

Theo báo cáo của Unicef, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ là những bệnh truyền nhiễm, như viêm phổi, tiêu chảy và sốt rét, cộng thêm yếu tố suy dinh dưỡng. Báo cáo này công bố số liệu thống kê cho thấy, cứ 10 trẻ em tử vong thì có 4 trẻ dưới 1 tháng tuổi. Ngoài ra, tỉ lệ tử vong của các bà mẹ cũng làm giảm cơ hội sống sót của trẻ.

Unicef đang kêu gọi nỗ lực mới nhằm giảm thiểu tỉ lệ tử vong ở trẻ. Ông Gupta cho biết, kể từ sau cuộc họp diễn ra hồi tháng 6.2012, hơn 115 chính phủ các nước ký cam kết nhân đôi nỗ lực trong vấn đề này, trong đó tập trung nguồn lực vào các nước và khu vực có tỉ lệ trẻ tử vong cao nhất.

  • Lê Quảng (theo The Guardia)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật sai trái về Việt Nam  (13/09/2012)
Mỹ sơ tán nhân viên ngoại giao khỏi Benghazi  (13/09/2012)
Hàn Quốc tố tàu cá Triều Tiên vi phạm biên giới  (12/09/2012)
Nhật Bản sẽ từ bỏ điện hạt nhân vào năm 2030?  (12/09/2012)
Nga: Tai nạn máy bay ở Viễn Đông, 10 người thiệt mạng  (12/09/2012)
TT Putin: Vấn đề Kosovo phải được giải quyết trong khuôn khổ LHQ  (12/09/2012)
2 triệu người Syria không thể tiếp cận lương thực cứu trợ  (12/09/2012)
Hai vụ hỏa hoạn tại Pakistan, 45 người thiệt mạng  (12/09/2012)
Bộ trưởng Quốc phòng Yemen bị thương nặng trong vụ tấn công bằng bom  (12/09/2012)
Panetta: Nếu Iran phát triển bom hạt nhân, Mỹ có 1 năm để hành động  (12/09/2012)
Hỏa hoạn tại Nga, 14 người Việt thiệt mạng  (12/09/2012)
Trung – Nhật gia tăng căng thẳng  (11/09/2012)
Thủ lĩnh Al Qaeda xác nhận cái chết của phó tướng  (11/09/2012)
Tây Ban Nha không chấp nhận cứu trợ bằng mọi giá  (11/09/2012)
Iran chọc giận IAEA  (11/09/2012)