Chính sách của Mỹ ở Trung Đông đang bị thách thức
16:1', 13/9/ 2012 (GMT+7)

Biểu tình phản đối Mỹ bên ngoài đại sứ quán Mỹ tại Ai Cập hôm 11.9

Trong 18 tháng qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn bày tỏ sự ủng hộ đối với các chính phủ ở Trung Đông được bầu ra một cách dân chủ, bất chấp những quan ngại cho rằng ảnh hưởng ngày càng tăng của các lãnh đạo Hồi giáo sẽ gây bất lợi cho Mỹ.

Các vụ tấn công nhằm vào các cơ quan ngoại giao của Mỹ ở Libya và Ai Cập hôm 11.9 đặt chính sách này của Mỹ ở một ngã ba đường. Hôm 12.9, một số nghị sĩ và nhà lập pháp Mỹ kêu gọi Washington ngừng các khoản viện trợ tài chính và có thể cả hợp tác an ninh đối với Ai Cập và Libya, hai nước có những thay đổi lớn do cuộc cách mạng Mùa xuân Ả rập đem lại.

Tổng thống Obama hiện phải đối mặt với những quyết định khó khăn về việc liệu có nên ngừng hợp tác với các chính phủ mới ở Trung Đông cũng như có nên can thiệp trực tiếp vào phong trào nổi dậy chống chính phủ ở Syria để đảm bảo các nhóm Hồi giáo không nắm quá nhiều quyền lực nếu chế độ tại đây thay đổi hay không.

Một số nghị sĩ Mỹ rất tức giận trước việc tổng thống Ai Cập Mohammed Morsi không lên án vụ tấn công nhằm vào cơ quan ngoại giao Mỹ tại đây mà chỉ đưa ra phát biểu hạn chế về việc khẳng định cam kết của Ai Cập trong bảo vệ các phái đoàn ngoại giao nước ngoài, đồng thời chỉ trích đoạn băng về Hồi giáo đã kích động các cuộc biểu tình ở Cairo, Benghazi, Tusinia, Sudan và Dải Gaza. Tổng thống Obama hôm 12.9 phát biểu rằng, “chúng tôi (Mỹ) không coi Ai Cập là đồng minh nhưng cũng không xem Ai Cập là kẻ thù.”

Trong khi chính quyền Mỹ chỉ trích phản ứng của Ai Cập đối với cuộc bạo động ở Cairo, một số quan chức cấp cao Mỹ cho rằng, Washington nên tiếp tục cung cấp viện trợ cho các chính phủ mới ở Trung Đông, đặc biệt là Libya, vì đây là lợi ích lâu dài của Washington.

Các cố vấn của ứng cử viên tổng thống đảng Cộng Hòa Mitt Romney không bình luận gì về việc liệu ông Romney có cắt giảm viện trợ cho các chính phủ Hồi giáo nếu ông đắc cử hay không nhưng lại cho rằng, Washington nên dứt khoát bảo vệ các đồng minh ở khu vực này.

Một vấn đề mà chính quyền tổng thống Obama đang phải đối mặt trực tiếp hiện nay là tham gia truy lùng những kẻ đứng đầu vụ tấn công lãnh sự quán Mỹ ở Benghazi dưới hình thức nào. Nếu Mỹ trực tiếp tham gia, thì điều này có thể thổi bùng thêm những căng thẳng trong khu vực và về lâu dài, như các quan chức Mỹ thừa nhận, nếu các cuộc biểu tình chống Mỹ lan rộng, thì đó có thể là lý do khiến các nghị sĩ xem xét lại viện trợ nước ngoài cho chính phủ Ai Cập và Libya. Hiện chính quyền Mỹ đang trong giai đoạn hoàn tất gói viện trợ trị giá 1 tỉ USD nhằm giúp chính phủ Ai Cập giảm bớt gánh nặng nợ công. Bên cạnh đó, Mỹ cũng cung cấp cho Cairo khoản viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỉ USD/năm.

Các diễn biến ở Libya và Ai Cập cũng có thể có tác động đặc biệt đối với chính sách của Mỹ về Syria. Chính quyền Mỹ đang tìm cách loại bỏ tổng thống Syria Bashar al-Assad và coi việc ông Assad ra đi là yếu tố quan trọng góp phần làm suy yếu Iran, đồng minh của ông Assad.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm này Washington vẫn không chấp nhận cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy ở Syria, do lo ngại lực lượng này có thể có liên quan đến tổ chức khủng bố Al Qaeda và các nhóm cực đoan khác. Các quan chức Mỹ thừa nhận rằng, Washington đang phải chịu sức ép ngày càng tăng về việc phải đóng vai trò trực tiếp hơn trong hỗ trợ phe nổi dậy Syria.

Kết quả của cuộc khảo sát mới đây do công ty khảo sát quốc tế YouGov tiến hành cho thấy, hiện nay Mỹ không được lòng đa số người dân thuộc thế giới Arab.

  • Lê Quảng (theo WSJ, France 24)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tổng thống Somalia bị ám sát hụt  (13/09/2012)
Mỹ điều động tàu chiến tới Libya  (13/09/2012)
Tòa án Đức ủng hộ gói cứu trợ châu Âu có điều kiện  (13/09/2012)
Libya có Thủ tướng mới   (13/09/2012)
UNICEF: Vẫn chưa đáp ứng MDG về giảm tỉ lệ tử vong trẻ em  (13/09/2012)
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật sai trái về Việt Nam  (13/09/2012)
Mỹ sơ tán nhân viên ngoại giao khỏi Benghazi  (13/09/2012)
Hàn Quốc tố tàu cá Triều Tiên vi phạm biên giới  (12/09/2012)
Nhật Bản sẽ từ bỏ điện hạt nhân vào năm 2030?  (12/09/2012)
Nga: Tai nạn máy bay ở Viễn Đông, 10 người thiệt mạng  (12/09/2012)
TT Putin: Vấn đề Kosovo phải được giải quyết trong khuôn khổ LHQ  (12/09/2012)
2 triệu người Syria không thể tiếp cận lương thực cứu trợ  (12/09/2012)
Hai vụ hỏa hoạn tại Pakistan, 45 người thiệt mạng  (12/09/2012)
Bộ trưởng Quốc phòng Yemen bị thương nặng trong vụ tấn công bằng bom  (12/09/2012)
Panetta: Nếu Iran phát triển bom hạt nhân, Mỹ có 1 năm để hành động  (12/09/2012)