Khó khăn tài chính ảnh hưởng xấu đến quân sự ở EU
9:38', 20/9/ 2012 (GMT+7)

Chủ tịch Ủy ban Quân sự Liên minh châu Âu Hakan Syren

Phát biểu tại một hội thảo ở Brussels, Bỉ ngày hôm qua (19.9), chủ tịch Ủy ban Quân sự Liên minh châu Âu (EU), tướng Hakan Syren, cho rằng, giá cả tăng cao, sự thiếu hiệu quả và cắt giảm ngân sách đang ảnh hưởng đến nhiều đơn vị quân sự quan trọng của nhiều nước thành viên EU.

Ông Syren cảnh báo, năng lực quân sự của các nước thành viên EU đang trên đà xuống dốc và nhiều thành viên sẽ không đủ khả năng duy trì các đơn vị chủ lực trong lực lượng vũ trang của mình, như lực lượng không quân, trong một vài năm tới.

Ông nói: “Chỉ cần làm một phép tính đơn giản cũng có thể dự đoán rằng, trong một vài năm tới nhiều nước EU sẽ không thể duy trì các bộ phận cần thiết của lực lượng vũ trang quốc gia, trong đó lực lượng không quân là một ví dụ điển hình.” Theo ông, chi phí quá cao cho các chiến dịch quân sự như ở Afghanistan hay Libya là một gánh nặng khác đè lên vai các lực lượng vũ trang châu Âu.

Ngoài ra, vị tướng này cũng lấy làm tiếc khi cho rằng, châu Âu vẫn chưa tìm ra cách để giải quyết những sự thiếu hụt lâu dài, chẳng hạn như thông tin tình báo, các loại vũ khí dẫn đường chính xác và hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.

Người đứng đầu Ủy ban Quân sự của EU cũng lưu ý rằng, cách đây ba năm, tổng ngân sách quốc phòng của các nước thành viên EU vào khoảng 200 tỉ euro (260 tỉ USD)/năm, tương đương với chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ và Ả rập Xê út cộng lại.

Vì vậy, ông Syren cảnh báo, Trung Quốc và Nga sẽ sớm bắt kịp châu Âu nếu khuynh hướng hiện tại vẫn tiếp tục, đồng thời thúc giục chính phủ các nước EU cần hành động bằng cách tăng chi tiêu quốc phòng và mở rộng hợp tác quân sự giữa các thành viên.

Lê Quảng (theo Press TV)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận tổng thống Myanmar  (20/09/2012)
Bạo loạn tại nhà tù ở Mỹ  (20/09/2012)
Sáu nước ASEAN kết nối giao dịch chứng khoán  (19/09/2012)
Ấn Độ thử tên lửa tầm xa Agni-IV  (19/09/2012)
Mỹ đóng cửa tạm thời một lãnh sự quán tại Indonesia  (19/09/2012)
Trung Quốc cắt giảm 40% giấy phép khai thác đất hiếm  (19/09/2012)
USAID ngừng hoạt động tại Nga  (19/09/2012)
Hội đàm về chương trình hạt nhân Iran tại LHQ vào tuần tới  (19/09/2012)
Trùm ma túy sừng sỏ Colombia sa lưới tại Venezuela  (19/09/2012)
Nhật Bản thành lập cơ quan an toàn hạt nhân mới  (19/09/2012)
Cháy cơ sở khí đốt ở Mexico, 26 người thiệt mạng  (19/09/2012)
NATO bắt giữ thủ phạm đứng sau vụ tấn công căn cứ Mỹ  (19/09/2012)
Chính phủ Đức muốn người dân tạm ngừng sử dụng IE  (19/09/2012)
Pakistan: Đánh bom kép, ít nhất 8 người thiệt mạng  (19/09/2012)
19 công ty Nga tham gia triển lãm quốc phòng châu Phi  (19/09/2012)