Biểu tình phản đối luật bầu cử tại Kuwait
9:26', 25/9/ 2012 (GMT+7)

Chiều ngày 24.9, hàng nghìn người Kuwait biểu tình ngồi (ảnh) phản đối việc tòa án hiến pháp nước này sắp sửa phán quyết về một bộ luật bầu cử mà họ lo ngại sẽ làm giảm cơ hội tranh cử vào quốc hội khóa tới của các ứng viên đối lập.

Kuwait, một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ chính trên thế giới, không chứng kiến những cuộc biểu tình phản đối chính phủ rầm rộ như nhiều quốc gia khác trong thế giới Arab. Tuy nhiên, quan hệ giữa chính phủ gia đình trị và quốc hội dân cử nước này đang gia tăng căng thẳng.

Phe đối lập đòi thành lập chính phủ dân bầu và mở ra cơ hội cho sự ra đời của các đảng phái chính trị - điều vốn bị cấm tại Kuwait.

Trong cuộc biểu tình ngày 24.9, khoảng 4.000 người đã đổ về quảng trường bên ngoài tòa nhà quốc hội – địa điểm từng diễn ra vài cuộc biểu tình chống chính phủ kể từ cuối năm ngoái đến nay. Số lượng người tham gia biểu tình lần này đông hơn so với các cuộc biểu tình tương tự hồi tháng trước và số cảnh sát có mặt cũng nhiều hơn.

Theo yêu cầu của chính phủ, hôm nay (25.9), tòa án hiến pháp Kuwait sẽ ra phán quyết về tính hợp pháp của luật bầu cử năm 2006. Theo đó, quốc gia vùng Vịnh sẽ được chia thành 5 khu vực bầu cử.

Chính phủ cho rằng cần phải bảo vệ các kết quả bầu cử trong tương lai khỏi những rắc rối liên quan đến tính hợp pháp của bộ luật nói trên.

Phe đối lập lo ngại tòa án hiến pháp sẽ tuyên bố luật bầu cử năm 2006 là không hợp hiến, mở đường cho chính phủ sửa đổi luật bầu cử theo hướng có lợi cho riêng mình và dễ dàng chiến thắng trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau thông qua hành vi gian lận.

Không thể thành lập đảng chính trị, các nhân vật Hồi giáo và ứng viên bộ lạc thiểu số đối lập hình thành một nhóm đối lập chính trong quốc hội vào hồi tháng 2 vừa qua và liên tục gia tăng sức ép lên chính phủ kể từ đó đến nay. Nhóm này đã giành được sự ủng hộ của nhiều nhóm thanh niên khác nhau trong các cuộc xuống đường của phe đối lập phản đối chính phủ.

Cuộc tranh giành quyền lực nội bộ ngấm ngầm tại Kuwait nhiều năm qua đã cản trở hoạt động đầu tư vào nước này, một trong những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.

  • Tố Uyên (Theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
TT Putin muốn thay đổi nền công nghiệp quốc phòng  (25/09/2012)
Biến đổi khí hậu đang phá hủy nghề cá, gây mất an ninh lương thực  (24/09/2012)
Anh, Canada sẽ sử dụng chung ĐSQ ở nước ngoài  (24/09/2012)
Nhật cử phái viên sang Trung Quốc đàm phán  (24/09/2012)
Anh, Pháp, Đức kêu gọi các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Iran  (24/09/2012)
Khó có khả năng xung đột quân sự Trung-Nhật  (24/09/2012)
Israel, Palestine đàm phán khai thác khí đốt  (24/09/2012)
Nhật Bản: Chìm tàu cá, 13 ngư dân mất tích  (24/09/2012)
Mali đồng ý cho ECOWAS can thiệp quân sự  (24/09/2012)
Iran đe dọa tấn công phủ đầu Israel  (24/09/2012)
Ấn Độ: Lở đất, 26 người thiệt mạng  (24/09/2012)
Phiên họp lần thứ 67 Đại hội đồng Liên hiệp quốc - “Nóng” với tranh chấp biển đảo  (24/09/2012)
3 vấn đề phủ bóng lên phiên họp Đại hội đồng LHQ lần 67  (23/09/2012)
Mỹ-Hàn sắp đạt thỏa thuận cải thiện tầm bắn tên lửa  (23/09/2012)
Bạo lực và các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn ở Syria  (23/09/2012)