Người dân Iran không thể tiếp cận dược phẩm do lệnh trừng phạt quốc tế
16:29', 14/1/ 2013 (GMT+7)

Hàng ngàn bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo ở Iran đang đứng trước nguy cơ không có thuốc chữa trị do hậu quả ngoài ý muốn từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Hiện mỗi năm Iran có khoảng 85.000 bệnh nhân ung thư mới cần hóa trị và xạ trị, những liệu pháp đang trở nên khan hiếm. Các chuyên gia y tế nước này nói rằng, con số này gần như gấp đôi trong 5 năm qua và đây được coi như là “cơn sóng thần ung thư” do ô nhiễm không khí, nước và đất cũng như hậu quả của thực phẩm nhập khẩu giá rẻ, chất lượng thấp và các sản phẩm khác.

Ngoài ra, hơn 8.000 người bị bệnh máu khó đông cũng khó có tiếp cận được các chất làm đông máu. Các đợt phẫu thuật cho bệnh nhân này gần như phải tạm ngừng do nguy cơ thiếu hụt này. Trong khi đó, ước tính 23.000 người dân Iran mắc HIV/AIDS bị hạn chế tiếp cận với loại thuốc họ cần để duy trì sự sống. Hiệp hội đại diện cho 8.000 người Iran bị chứng máu khó đông, căn bệnh rối loạn máu có tính di truyền, cho biết, các thành viên của mình đang chết dần vì thiếu thuốc deferoxamine, loại thuốc giúp thải sắt trong máu.

Khi đưa ra các biện pháp trừng phạt nhằm buộc Tehran ngừng chương trình hạt nhân của nước này, chính phủ các nước phương Tây cũng xây dựng những trường hợp ngoại lệ nhằm đảm bảo Iran tiếp cận được với các dược phẩm cần thiết. Tuy nhiên, những quy định này lại không có hiệu quả do chúng mâu thuẫn với những biện pháp hạn chế đối với các ngân hàng Iran cũng như lệnh cấm về việc “sử dụng kép” các hóa chất có thể dùng trong những ứng dụng quân đội.

Trả lời phỏng vấn The Guardian, ông Naser Naghdi, tổng giám đốc công ty dược phẩm lớn nhất Iran Darou Pakhsh, cho biết, thỉnh thoảng các công ty đồng ý bán thuốc cho công ty của ông nhưng công ty lại không có cách nào để trả tiền. Ông cho biết thêm, trong một vụ mua bán, tiền của công ty đã được gửi trong ngân hàng 4 tháng nhưng việc chuyển khoản lại liên tục bị từ chối.

Các quan chức châu Âu cũng nhận thức được nguy cơ về vấn đề này như chương trình đổi dầu lấy lương thực của LHQ áp dụng tại Iraq dưới thời ông Saddam Hussein và hiện các bên vẫn bàn thảo tại Brussels về việc làm thế nào để tăng cường đảm bảo an toàn cho người dân Iran. Bộ Tài chính Mỹ cũng cho hay, cơ quan kiểm soát tài sản nước ngoài của bộ này đang tìm cách để đảm bảo các ngân hàng sẽ không bị phạt khi hỗ trợ tài chính cho các thương vụ mang tính nhân đạo.

Tuy nhiên, các lệnh cấm của Mỹ và EU về làm ăn với các cơ quan tài chính lớn của Iran vẫn khiến cho những giao dịch như vậy trở nên cực kỳ khó khăn và các công ty phương Tây không thích rủi ro vẫn có xu hướng tránh làm ăn với phía Iran.

Ông Naghdi cũng cho hay, công ty của ông không thể mua các thiết bị y tế, như nồi hấp tiệt trùng, vì một số tập đoàn dược phẩm phương Tây từ chối giao dịch với Iran. Một quan chức Anh thừa nhận London, Brussels và Washington từng nhiều tháng thảo luận nhằm dỡ bỏ rào cản cung cấp thuốc cho Iran nhưng không có kết quả.

Lê Quảng (theo The Guardian)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tội ác chiến tranh tại Syria có thể bị ICC điều tra  (14/01/2013)
HĐBA Liên hợp quốc họp thảo luận về vấn đề Mali  (14/01/2013)
Đài Loan chuẩn bị nhận lô Apache đầu tiên của Mỹ  (14/01/2013)
Đánh bom ven đường tại Pakistan, 14 binh sĩ thiệt mạng  (14/01/2013)
Thủ tướng Palestine thúc giục các nước Arab thực hiện cam kết viện trợ  (14/01/2013)
Cảnh sát Israel buộc người Palestine rời khỏi khu định cư ở Bờ Tây  (13/01/2013)
Hàng chục nghìn người biểu tình tại Tây Ban Nha  (13/01/2013)
Thủ tướng Pakistan xoa dịu người biểu tình sau đánh bom đẫm máu  (13/01/2013)
Sri Lanka cách chức bộ trưởng tư pháp  (13/01/2013)
Thủ tướng Israel bị cáo buộc lãng phí 3 tỉ USD vào kế hoạch tấn công Iran  (13/01/2013)
Pháp siết chặt an ninh trong nước  (13/01/2013)
Lãnh sự Italy tại Libya bị ám sát hụt  (13/01/2013)
Hàn Quốc: Hàng trăm người sơ tán do rò rỉ axit hydrochloric  (12/01/2013)
Lở đất kinh hoàng tại Trung Quốc, 43 người thiệt mạng  (12/01/2013)
Moody's hạ ba bậc tín nhiệm đối với Cộng hòa Síp  (11/01/2013)