Vì sao Pháp can thiệp quân sự vào Mali
17:43', 14/1/ 2013 (GMT+7)

Tổng thống Pháp Francois Hollande hôm 11.1 tuyên bố, quân đội nước này đã can thiệp vào Mali nhằm đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ của Tổng thống lâm thời Dioncounda Traore và dựa trên cơ sở Nghị quyết 2085 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) ngày 20.12.2012. Lý do nào khiến để Pháp vội vã hành động quân sự một mình tại chiến trường chứa nhiều rủi ro nhất châu Phi này?.

“Ngăn chặn mối đe dọa khủng bố”

Trong một phát biểu trên đài truyền hình Pháp mới đây, Thủ tướng Pháp Jean Marc Ayrault thông báo, chiến dịch Serval (Mèo sa mạc) nhằm mục đích ngăn chặn mối đe dọa khủng bố ngay tại cửa ngõ các nước châu Phi, của cả nước Pháp và châu Âu. Một khi châu Phi xảy ra chiến tranh thì Pháp sẽ không thể tránh khỏi.

Mali nằm ở trung tâm Tây Phi, có chung đường biên giới với Algeri (phía bắc và đông bắc), Niger (phía đông), Bờ Biển Ngà và Burkina Faso (phía nam), Senegal, Guinea Conakry và Guinea Bissau (phía tây nam), Mauritania (phía tây). Diện tích Mali rộng gấp đôi nước Pháp và 2/3 phía bắc Mali là sa mạc.

Phía bắc Mali là nơi tập trung sinh sống của cộng đồng người Touareg, cũng là địa bàn hoạt động của Phong trào quốc gia giải phóng Azaward (MNLA). Trong nhiều năm qua, người Touareg luôn đấu tranh để xây dựng một Nhà nước Azaward. Bên cạnh MNLA còn có nhiều tổ chức vũ trang khác, bao gồm những nhóm có liên hệ với lực lượng al-Qaeda ở Bắc Phi (AQMI). Paris luôn lo ngại Mali, đặc biệt là vùng phía bắc này, có thể trở thành sào huyệt của các tổ chức khủng bố.

Từ nhiều tháng qua, quân đội Pháp đã bí mật ủng hộ các chiến dịch nhằm hất cẳng phiến quân Hồi giáo ra khỏi Mali. Tuy nhiên, quyết định công khai chiến dịch can thiệp quân sự của Pháp được đưa ra sau khi chiến binh MNLA chiếm được toàn bộ phía bắc Mali, sau đó tấn công xuống phía nam và chiếm khu vực Konna.

Pháp bị đặt vào thế phải hành động trong khi chờ đợi các nước khác ủng hộ lập trường của họ, nếu không muốn để tình hình quá muộn. Chiến dịch can thiệp quân sự của Pháp đã đẩy tính mạng của 8 con tin nước này bị phiến quân tại Sahara bắt giữ cũng như tính mạng của 30.000 người Pháp sống tại các nước láng giềng rơi vào tình thế nguy hiểm. Nó cũng dẫn tới nguy cơ tấn công ngay trên nước Pháp.

Kiểm soát tình hình chờ hậu thuẫn

Pháp tuyên bố mục tiêu của họ không chỉ bắt đầu bằng chiến dịch đánh bật các phần tử nổi dậy khỏi phía bắc Mali mà còn nhằm chuẩn bị cho sự can thiệp sau đó cho một lực lượng do Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) đứng đầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, Paris đang theo đuổi các cuộc không kích nhằm vào phiến quân. Các nhân chứng cho hay, họ nhìn thấy máy bay của Pháp dội bom vào thành trì Gao của phiến quân ở phía bắc Mali.

Tuy nhiên, hãng phân tích Stratfor của Mỹ nhận định, trong những tuần tới, binh sĩ Pháp sẽ chủ yếu tập trung kiểm soát khu vực miền trung Mali và chờ đợi chiến dịch hỗ trợ quốc tế.

Sau chiến dịch quân sự, Paris muốn thúc đẩy một giải pháp chính trị cho Mali thông qua đàm phán giữa chính phủ Mali và MNLA cũng như các tổ chức vũ trang không phải là khủng bố. Giải pháp này đòi hỏi phải sửa đổi Hiến pháp và tổ chức các cuộc bầu cử tại Mali.

Cựu Ngoại trưởng Pháp Dominique de Villepin cảnh báo, Pháp có thể sa lầy vào cuộc chiến tranh này nếu không tính tới giải pháp hòa giải chính trị.

Giành lại tầm ảnh hưởng

Các chuyên gia phân tích quân sự rằng  kế hoạch trên có thể chỉ là sự khởi đầu của một chiến dịch “lấy lại tầm ảnh hưởng” của khu vực vốn là thuộc địa của Pháp. Paris đang muốn khôi phục lại chính sách mà tiếng Pháp gọi là Francafrique (một châu Phi của nước Pháp). Francafrique trong nhiều năm đã giúp các công ty Pháp kiểm soát các chiến lược châu Phi trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản. Tuy nhiên, giám đốc Total năm ngoái cho rằng Francafrique đã “chết”.

Chính phủ của ông Hollande cho biết, sau khi vào Mali, Paris sẽ không để rơi vào “vết xe đổ”, bởi vì sự hiện diện của Pháp lúc này là hợp pháp dựa vào Nghị quyết 2085 của LHQ, cho phép can thiệp quân sự nhằm hỗ trợ lực lượng Mali.

  • Hồng Hà (Tổng hợp)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cuba nới lỏng lệnh cấm du lịch nước ngoài  (14/01/2013)
Ấn Độ cáo buộc Pakistan tấn công có chủ ý  (14/01/2013)
Trung Quốc thông qua kế hoạch xây sân bay quốc tế mới  (14/01/2013)
Người dân Iran không thể tiếp cận dược phẩm do lệnh trừng phạt quốc tế  (14/01/2013)
Tội ác chiến tranh tại Syria có thể bị ICC điều tra  (14/01/2013)
HĐBA Liên hợp quốc họp thảo luận về vấn đề Mali  (14/01/2013)
Đài Loan chuẩn bị nhận lô Apache đầu tiên của Mỹ  (14/01/2013)
Đánh bom ven đường tại Pakistan, 14 binh sĩ thiệt mạng  (14/01/2013)
Thủ tướng Palestine thúc giục các nước Arab thực hiện cam kết viện trợ  (14/01/2013)
Cảnh sát Israel buộc người Palestine rời khỏi khu định cư ở Bờ Tây  (13/01/2013)
Hàng chục nghìn người biểu tình tại Tây Ban Nha  (13/01/2013)
Thủ tướng Pakistan xoa dịu người biểu tình sau đánh bom đẫm máu  (13/01/2013)
Sri Lanka cách chức bộ trưởng tư pháp  (13/01/2013)
Thủ tướng Israel bị cáo buộc lãng phí 3 tỉ USD vào kế hoạch tấn công Iran  (13/01/2013)
Pháp siết chặt an ninh trong nước  (13/01/2013)