Tranh chấp biển đảo Nhật-Trung:
Trung Quốc phản đối phát biểu của ngoại trưởng Mỹ
9:42', 21/1/ 2013 (GMT+7)

Ngày 20.1, Trung Quốc cáo buộc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đưa ra một hình ảnh bị bóp mép về tranh chấp biển đảo Trung-Nhật trên biển Hoa Đông đồng thời bày tỏ thái độ “kiên quyết phản đối” quan điểm của nhà lãnh đạo ngoại giao Mỹ.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định bà Clinton đã “phớt lờ sự thật và làm lẫn lộn đúng sai” khi phát biểu về tình hình tranh chấp lãnh thổ Trung-Nhật trong một cuộc họp báo tại Washington (Mỹ) vào ngày 19.1.

Tại cuộc họp báo có sự hiện diện của Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida, bà Clinton đã tuyên bố chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama phản đối “bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm mục đích làm suy yếu chính quyền Nhật Bản” tại quần đảo Senkaku (phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Báo chí Nhật cắt nghĩa phát biểu này thành Mỹ không hài lòng với hành động gần đây của Trung Quốc tại biển Hoa Đông, nơi có quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Vài tháng vừa qua, cả Nhật và Trung Quốc đều đưa tàu hàng hải dân sự tới vùng biển xung quanh quần đảo tranh chấp không có người ở nói trên. Ngày 10.1, Trung Quốc triển khai một máy bay do thám tới gần Senkaku/Điếu Ngư. Phản ứng lại, Nhật đưa nhiều máy bay chiến đấu F-15 tới đây. Tiếp đó, Trung Quốc cử máy bay chiến đấu F-10 đến để trả đũa Nhật.

Những động thái đáp trả lẫn nhau của hai bên khiến nhiều người lo ngại có thể sẽ có đụng độ xảy ra, dẫn đến vòng xoáy trả đũa nguy hiểm.

Theo một hiệp ước an ninh đã ký từ lâu với Nhật, Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ Nhật Bản, kể cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư – bà Clinton nhấn mạnh. Ngoại trưởng Mỹ cũng nhắc lại quan điểm Washington công nhận quần đảo này thuộc quyền quản lý của Nhật.

Về phía mình, Bắc Kinh khăng khăng khẳng định Senkaku/Điếu Ngư thuộc về Trung Quốc và nước này có nhiều tài liệu lịch sử chứng minh cho tuyên bố chủ quyền của mình.

Quân đội Trung Quốc mới đây cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng của nước này rằng lực lượng vũ trang Trung Quốc cần sẵn sàng cho chiến tranh.

Ông Natsuo Yamaguchi, lãnh đạo đảng Komeito Mới (NKP) trong liên minh cầm quyền của tân chính phủ Nhật Bản do Thủ tướng Shinzo Abe lãnh đạo dự kiến sẽ đến Bắc Kinh trong tuần này. Mục đích của chuyến đi là nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa hai bên, cố gắng đạt được bước tiến kiểm soát vấn đề tranh chấp trong trường hợp không thể giải quyết vấn đề nay.

Đảng NKP từng nhiều lần tham gia vào nỗ lực hoà giải với Trung Quốc, đáng nói nhất là vào năm 1972 khi Trung Quốc và Nhật Bản nối lại quan hệ ngoại giao bình thường.

  • Tố Uyên (Theo New York Times)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ngoại trưởng Syria đề nghị phe đối lập tham gia nội các  (20/01/2013)
Trung Quốc lên kế hoạch khẩn cấp kiểm soát ô nhiễm không khí tại thủ đô  (20/01/2013)
Nga: Tai nạn mỏ than, 4 người thiệt mạng  (20/01/2013)
Tổng thống Colombia cảnh báo FARC về thỏa thuận ngừng bắn  (20/01/2013)
Mỹ: Tuần hành phản đối đề xuất kiểm soát súng chặt chẽ  (20/01/2013)
Châu Âu chìm trong bão tuyết  (20/01/2013)
Quân đội Mali giành lại một số thị trấn quan trọng  (19/01/2013)
Trung Quốc bắt hơn 1.000 nghi phạm buôn bán thông tin cá nhân  (19/01/2013)
Myanmar ngừng tấn công phiến quân Kachin  (19/01/2013)
Bà Clinton cam kết ủng hộ Nhật Bản về đảo tranh chấ  (19/01/2013)
Australia, Anh tăng cường quan hệ quốc phòng  (18/01/2013)
Pháp báo động chống khủng bố trên khắp cả nước  (18/01/2013)
HĐBA sắp công bố hình thức trừng phạt Triều Tiên  (18/01/2013)
Anh sẽ hướng sang Khối thịnh vượng chung sau khi rời EU?  (18/01/2013)
Tướng Mỹ: Iran tăng cường năng lực mạng sau vụ virus Stuxnet  (18/01/2013)