Khai mạc diễn đàn kinh tế tại Davos
16:27', 23/1/ 2013 (GMT+7)

Tối 22.1, Diễn đàn kinh tế thế giới đã chính thức khai mạc tại Davos (Thụy Sỹ) với sự tham gia của khoảng 50 lãnh đạo và hơn 1.500 doanh nghiệp các nước.

Tại diễn đàn năm nay, lần đầu tiên kể từ khi khủng hoảng tài chính nổ ra, các nhà hoạch định chính sách không bàn tới các biện pháp chống khủng hoảng, giới quan sát nhận định. Bởi ít ra lần đầu tiên, khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) có dấu hiệu được kiểm soát và Mỹ có khả năng tránh được “Vách đá tài chính”. Trong khi đó, các thị trường mới nổi tiếp tục đóng vai trò chính đối với tăng trưởng kinh tế thế giới, bất chấp đà suy giảm liên tục của các thị trường xuất khẩu phương Tây.

Cũng theo giới quan sát, có rất nhiều vấn đề đang chờ đợi các nhà lãnh đạo tại diễn đàn giải quyết vì tương lai của thương mại toàn cầu cũng như kinh tế thế giới. Điều này được phản ánh trong phát biểu gần đây tại Paris của Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới Klaus Schwab. Ông cho rằng: “Thế giới càng có nhiều khó khăn cần giải quyết thì sự quan tâm đối với Davos càng cao”.

Nhiều câu hỏi được đặt ra là Liệu châu Âu có thể thoát khỏi khủng hoảng nợ công lâu dài? Hay Mỹ có thể tìm được giải pháp nào để cắt giảm nợ trần? Và Liệu có còn điều gì gây cản trở cho đà tăng trưởng kinh tế nóng của Trung Quốc?.

Tất cả những câu hỏi này đều thể hiện ngay trong chủ đề của diễn đàn năm nay là “Năng động để thích ứng”, với hy vọng có thể tìm được tiếng nói chung và thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia có trách nhiệm nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Ông Klaus Schwab mong muốn diễn đàn có thể củng cố lại lòng tin, kích thích đầu tư và tìm ra biện pháp làm thế nào để kinh tế toàn cầu hoạt động dài hạn.

“Nếu chúng ta triển khai một hệ thống tài chính năng động như trước năm 2007 thì khủng hoảng tài chính đã không thể xảy ra”, ông nói.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng để làm được những điều này cần phải có thời gian. Những gì thế giới có thể mong đợi tại hội nghị lần này là sự trao đổi quan điểm giữa các nhà lãnh đạo nhằm đem lại một hành động cụ thể, nhưng cũng có thể là không có hành động cụ thể nào và kết quả còn chờ thời gian.

Theo kế hoạch Hội nghị thường niên lần thứ 43 của Diễn đàn Kinh tế thế giới, diễn ra từ ngày 23 tới 27.1, bao gồm khoảng 250 hội nghị để bàn về các vấn đề nóng bỏng của thế giới.

  • Hồng Hà (theo AFP)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Liên Hợp Quốc kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và một số nước châu Á  (23/01/2013)
Iran phát hiện một mỏ dầu khí lớn  (23/01/2013)
Triều Tiên phản ứng sau lệnh trừng phạt mới của LHQ  (23/01/2013)
Chính phủ Venezuela: Tổng thống Hugo Chavez đang hồi phục  (23/01/2013)
Lũ lụt tại Mozambique và Nam Phi, ít nhất 20 người thiệt mạng  (23/01/2013)
Liên minh của thủ tướng giành chiến thắng sít sao  (23/01/2013)
Thêm tín hiệu tích cực từ tổng thống Hugo Chavez  (22/01/2013)
IAEA: Đàm phán với Iran sẽ diễn ra vào ngày 13.2  (22/01/2013)
Công nhân Trung Quốc bắt giữ chủ làm con tin  (22/01/2013)
Philippines đưa tranh chấp ở Biển Đông lên tòa LHQ  (22/01/2013)
Xả súng tại tòa ở Philippines, 3 người thiệt mạng  (22/01/2013)
LHQ chuẩn bị trừng phạt cơ quan vũ trụ Triều Tiên  (22/01/2013)
ILO: Tỉ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ lại tăng  (22/01/2013)
Nhật Bản đánh giá cao tầm quan trọng của ASEAN  (22/01/2013)
Phe đối lập Pháp gia tăng sức ép với chính phủ về chiến dịch tại Mali  (22/01/2013)