Thể lực - tìm mãi còn đâu?
7:57', 4/5/ 2009 (GMT+7)

“Đuối sức rồi, thay người đi! Không biết cầu thủ ăn gì mà sức chỉ như lão tướng” - nhiều CĐV Bình Định trên sân Quy Nhơn đã căn vặn như thế khi chứng kiến đội nhà chơi thiếu sức mạnh và thường đuối sức trong những phút cuối của trận đấu.

 

Cầu thủ Bình Định (trái) cần khắc phục yếu điểm thể lực trước khi bước vào giai đoạn 2. Ảnh: Văn Lưu

 

Hiện tượng một số CLB chẳng mấy mạnh về khả năng chơi bóng nhưng lại khiến các “đại gia” khốn khổ nhờ ưu thế thể lực, đang khiến nhiều người mổ xẻ thêm về vấn đề cầu thủ đã được rèn luyện thể lực như thế nào.

Quân khu 4 là đội bóng điển hình cho “trường phái” dùng thể lực bù khiếm khuyết về chuyên môn. Đội bóng Quân khu có khả năng đá ngay vào buổi trưa dưới cái nắng cháy da cháy thịt, chuyên đá rắn và lấy thể lực làm điểm tựa cho những chiến thắng trên sân nhà.

Tất nhiên, thể lực không phải là yếu tố duy nhất để tạo nên chiến thắng, nhưng trận thắng của Đồng Tháp trước Thể Công cho thấy sự kết hợp giữa chuyên môn tốt với thể lực dồi dào có tầm quan trọng ra sao.

Hay như ở trận gặp K.Khánh Hòa, ông Nguyễn Văn Vinh, Giám đốc Kỹ thuật đội bóng phố Núi, đã vung tay, tỏ vẻ thua cuộc, khi nhìn thấy quân nhà ì ạch như sắp đứt hơi. Hoàng Anh Gia Lai thua bởi cái nóng ở đất Nha Trang, thua ở sự bền bỉ so với đội chủ nhà. Chính HLV Hoàng Anh Tuấn đã thừa nhận, K.Khánh Hòa thắng được Hoàng Anh Gia Lai chính là nhờ thể lực. Cứ nhìn hình ảnh trưa nắng chang chang, các cầu thủ K.Khánh Hòa chạy dọc bờ biển đến 4 vòng thì hiểu.

Trong cuộc họp báo sau trận gặp H.Huế ở vòng 2 giải hạng Nhất, HLV Dương Ngọc Hùng phản bác ý kiến cho rằng Đội Bình Định gặp vấn đề về thể lực. Nhận định của giới báo chí rõ ràng là có cơ sở khi qua 11 trận đã đấu, các cầu thủ đất Võ thể hiện một nền tảng thể lực yếu. Gặp Hòa Phát Hà Nội, Ninh Bình, Sài Gòn Utd, Tiền Giang, Đội Bình Định đều “hụt hơi” ở hiệp II, thua về tranh chấp tay đôi, đuối sức ở những pha tăng tốc của đối thủ. Hệ quả là hàng phòng ngự lộ ra nhiều khoảng trống khi bị dồn ép và tập kích với cường độ cao.

Ở phía trên, các tiền vệ và tiền đạo không tìm được sự liền lạc khi sức lực cạn kiệt. Cầu thủ mất bóng, chới với trong các tình huống khống chế bóng cũng do xuống sức. Việc Đội Bình Định thường phạm nhiều lỗi không đáng, bị thủng lưới ở cuối trận, thậm chí thua ngược khi đối phương gia tăng sức ép… một phần còn do đuối sức. Điều này thật dễ hiểu, khi nhiều cầu thủ trong đội hình chính của Đội Bình Định đều ở lứa tuổi “băm”. Nhưng cả các cầu thủ ở độ tuổi sung sức cũng uể oải thì giải thích sao đây? Các bài tập luyện thể lực mà cầu thủ Bình Định đang áp dụng hằng ngày quanh quẩn cũng chỉ là các bài tập trong sân và tập tạ. Cộng vào đó, chế độ ăn uống và sinh hoạt chưa khoa học, tinh thần các cầu thủ trước khi vào trận còn căng cứng, không thoải mái… đã góp phần làm cho hiện tượng đuối sức ở cuối trận ngày càng trầm trọng hơn.

Lịch thi đấu hiện nay của Bình Định khá nhẹ nhàng khi đội không còn dự Cúp Quốc gia. Tần suất thi đấu 1 trận/tuần là đủ thời gian để các cầu thủ phục hồi. Như vậy, tạm có thể kết luận rằng chương trình huấn luyện thể lực, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của các cầu thủ Bình Định. Khắc phục ra sao và như thế nào hiển nhiên là chuyện của Ban huấn luyện.

  • Thiên Trúc
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Vòng 11 V-League 2009: Mưa bàn thắng  (04/05/2009)
Barca đại thắng Real 6-2 trong trận siêu kinh điển   (03/05/2009)
Bình Định tạm xếp hạng 3   (03/05/2009)
Chật chội ở nhóm giữa   (03/05/2009)
Cú hat-trick đầu tiên của Thanh Sang  (03/05/2009)
Khách đang hưng phấn  (01/05/2009)
MU thắng đúng như nguyện ước của Alex Ferguson  (01/05/2009)
Hamburg và Shakhtar giành lợi thế  (01/05/2009)
“Người Đồng Tháp” ở Bình Định  (30/04/2009)
Phần thưởng cho Thái Dương  (30/04/2009)
Calisto loại Quả bóng Vàng Dương Hồng Sơn  (29/04/2009)
Tịt ngòi, Barca đối mặt với “kịch bản MU”  (29/04/2009)
Nhìn từ một giải quần vợt phong trào  (29/04/2009)
Bình Định hoàn thành chỉ tiêu  (29/04/2009)
Bản lĩnh Chelsea thách thức Barca  (28/04/2009)