| 3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp. | | |
| | | HLV Nguyễn Duy Quang: | Ăn cơm vợ, “vác tù và” bóng đá! | 18:52', 1/9/ 2010 (GMT+7) | Hơn 15 năm làm HLV “vệ tinh” bóng đá cho Trường Năng khiếu TDTT tỉnh, thầy giáo Nguyễn Duy Quang (sinh 1959 – công tác tại Trường tiểu học số 2 thị trấn Bình Định) luôn tâm niệm rằng, thành công của học viên là hạnh phúc của mình.
|
HLV Nguyễn Duy Quang và các học trò đoạt giải Ba tại Giải bóng đá U11 Cúp liên đoàn bóng đá Bình Định (2007). |
Sau khi từ giã sự nghiệp cầu thủ bóng đá tại tỉnh Gia Lai-Kon Tum, anh Quang về công tác trong ngành giáo dục huyện An Nhơn, từ năm 1983. Năm 1994, khi Trường Năng khiếu TDTT tỉnh Bình Định thành lập mạng lưới các “vệ tinh” đào tạo bóng đá, thầy Quang được giao trọng trách này ở thị trấn Bình Định.
Là giáo viên thể dục, thường xuyên tiếp xúc và dẫn dắt học sinh tham gia các giải bóng đá phong trào nên thầy có điều kiện xem “giò cẳng” để lựa chọn học trò. Lớp đào tạo bóng đá của thầy thường xuyên có từ 10 đến 16 em ở độ tuổi từ 9 đến 14 theo học. Những phụ huynh có con em học với thầy Quang nhận xét rằng, đấy là một HLV đầy cá tính. Thầy Quang nói: “Công việc của một HLV bóng đá luôn đòi hỏi sự nghiêm khắc, nhất là đối với các “cầu thủ nhí”. Nếu chúng ta lơ đễnh, bỏ bê một tí là các em lười luyện tập ngay. Nhưng mỗi em có một kiểu tư duy, một cá tính khác nhau nên phải linh hoạt trong các biện pháp giáo dục. “Dạy phải luôn đồng hành “dỗ” thì mới mong học sinh thành tài”. Từ sự sắc sảo của thầy Quang, các cầu thủ như Tô Vĩnh Lợi, Nguyễn Văn Thịnh,… sớm được phát hiện và bồi dưỡng để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp.
Vấn đề khó khăn đối với lớp học “vệ tinh” của thầy Quang là sân tập không ổn định. Mỗi tuần các “cầu thủ nhí” tập bóng đá 3 buổi nhưng phải nhờ sân của Trường tiểu học số 2 thị trấn Bình Định. Mỗi khi trường có hoạt động tại sân thì các em phải ra SVĐ huyện An Nhơn… tranh chỗ đá bóng với thanh niên! Dù vậy, “vệ tinh” đào tạo bóng đá của thầy Quang luôn đoạt thành tích cao trong các giải thi đấu cấp tỉnh như giải Nhì tại Giải bóng đá các “vệ tinh” tỉnh Bình Định lần thứ I (2006), giải Ba lứa tuổi U11 Cúp liên đoàn bóng đá Bình Định (2007), giải Nhất Cúp bóng đá Minh Đức (2009)… Mỗi năm thường có hai đến ba học viên của thầy Quang được chọn vào học bóng đá tại Trường Năng khiếu TDTT Bình Định.
|
HLV Nguyễn Duy Quang và các học trò đoạt giải Nhì tại Giải bóng đá các “vệ tinh” tỉnh Bình Định lần thứ I (2006). |
Thầy Quang cho biết: “Không chỉ các học viên mà ngay cả bản thân tôi và các HLV đào tạo “vệ tinh” khác cũng gặp không ít khó khăn, nhất là về kinh tế. Mức trợ cấp hàng tháng 450 ngàn đồng, chỉ đủ xăng nhớt đi lại và mua nước uống cho học viên. Dù có lương giáo viên nhưng cơ bản là tôi sống nhờ vợ nuôi đấy! Bóng đá là đam mê của tôi từ thời trai trẻ nên bây giờ không thể dứt được. Mỗi ngày được dạy, được huấn luyện và nhìn các em chơi bóng là hạnh phúc lắm rồi”.
Ngoài việc cung cấp những cầu thủ tiềm năng cho Trường Năng khiếu TDTT Bình Định, “vệ tinh” đào tạo bóng đá của thầy Quang cũng góp công lớn trong việc phát triển bóng đá phong trào ở An Nhơn. Ông Võ Tấn Đạt - Phó Giám đốc Trung tâm VHTT huyện An Nhơn - cho biết: “Hầu hết các học viên ở hai “vệ tinh” đào tạo bóng đá của anh Quang và anh Nguyễn Văn Bảo (Đập Đá) đều nằm trong các đội tuyển U13, U15, U 17, U21 của huyện An Nhơn. Những học viên tại các “vệ tinh” này, nếu không trở thành cầu thủ chuyên nghiệp thì cũng trở thành những hạt nhân trong các đội bóng phong trào ở địa phương”.
|
|
| | | Theo dòng thời sự | | | | Văn hóa lễ hội Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. | | |
|