Ô nhiễm nguồn nước đầm Thị Nại
15:27', 1/6/ 2007 (GMT+7)

Rác trôi nổi trên đầm Thị Nại. Ảnh: T.P

Môi trường đầm Thị Nại hiện đang ngày một suy thoái, ô nhiễm do tác động từ nhiều nguồn chất thải công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, cảng biển; nạn sử dụng các phương tiện hủy diệt như giã cào, xung điện - xiếc máy, chất nổ, chất độc, đèn cao áp, lưới có mắt nhỏ… để khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, phong trào nuôi trồng thủy sản cũng góp phần tăng thêm ô nhiễm môi trường nguồn nước. Những năm qua phong trào này phát triển một cách ồ ạt, không tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật, nước thải không qua xử lý đã làm ô nhiễm môi trường nước và gây ra sự lây lan dịch bệnh tôm gây thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi trồng thủy sản.

Vừa qua, chúng tôi có dịp đi một vòng bằng ghe máy ngược đầm Thị Nại qua các phường Nhơn Bình, Nhơn Phú (Quy Nhơn) đến các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thắng (Tuy Phước) và xã Cát Chánh (Phù Cát). Phải nói phong cảnh cả vùng đầm rất hữu tình, nhưng rất tiếc là vẻ đẹp đó đang bị xâm hại nghiêm trọng. Rác thải sinh hoạt, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng không được thu gom từ đồng ruộng và các khu dân cư mà vứt bừa bãi, trôi bồng bềnh trên mặt đầm; các mố cầu, cạnh các con đê, rơm rạ sau thu hoạch trôi nổi lập lờ bốc mùi hôi thối; nạn vứt xác gia súc, gia cầm chết khá phổ biến từ đầu nguồn theo các con sông trôi về đầm Thị Nại ngày càng nhiều làm ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Việc nuôi thủy cầm trên 2 dòng sông Côn và Hà Thanh cũng như trên đầm rất phổ biến với hàng trăm ngàn con vịt hiện đã tác động không nhỏ đến môi trường, gây nguy hại cho sức khỏe con người. Đồng thời mỗi ngày cũng có hàng nghìn mét khối nước thải sinh hoạt và sản xuất từ các hộ gia đình, các cơ cở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ quan… đổ ra đầm, góp phần làm nguồn nước nơi đây thêm ô nhiễm.

Đầm Thị Nại còn bị “bôi bẩn” bởi chính chất thải con người. Dọc 2 bên đê Đông có đến hàng nghìn “cầu tiêu” nổi làm trên mặt nước, các chuồng trại gia súc, phóng uế, thải phân vô tư làm nguồn nước đen ngòm. Hậu quả tất yếu là môi trường nước đã bị ô nhiễm, và chính sự ô nhiễm này tác động trở lại với con người chúng ta qua quá trình tích tụ các chất độc hại trong sinh vật đầm gây hại cho con người.

Để cho môi trường đầm Thị Nại không còn ô nhiễm, cần có sự phối hợp giữa chính quyền các địa phương, Mặt trận, Hội, đoàn thể các xã ven đầm để đẩy mạnh việc tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường, Luật Thủy sản đến với mọi nhà; xử lý nghiêm khắc đối với các phương tiện khai thác thủy sản có tính chất hủy diệt, thực hiện tốt dự án phục hồi hệ sinh thái Cồn Chim và trồng lại rừng ngập mặn…

Việc bảo vệ môi trường vùng đầm Thị Nại ngay từ bây giờ là hết sức quan trọng và cấp bách. Đây là “lá phổi xanh” bảo vệ sự sống của cư dân ven đầm một cách hữu hiệu, nếu xem nhẹ thì cái giá chúng ta phải trả thời gian tới là rất đắt.

  • Thái Phiên
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ông Hoàng Trọng Đại tố cáo, khiếu nại đúng hay sai ?  (28/05/2007)
Đào tạo mập mờ, kinh doanh cũng mập mờ  (26/05/2007)
Thủ tục làm hộ chiếu phổ thông như thế nào?  (23/05/2007)
Nóng lên tình trạng lấn chiếm đất cất nhà trái phép  (18/05/2007)
23 năm chưa có câu trả lời chính thức  (14/05/2007)
Sự thật về văn bằng của Chánh Văn phòng HĐND tỉnh  (07/05/2007)
Người mua bảo hiểm không có lỗi  (06/04/2007)
Thư đi - Tin lại   (17/03/2007)
Cùng vi phạm như nhau sao kẻ “triệt” người “để”?  (02/03/2007)
Người bệnh đang bị “móc túi”  (01/02/2007)
Ưu đãi về giáo dục, đào tạo và chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng và con của họ  (25/01/2007)
Xử lý nghiêm sai phạm ở phường Đống Đa  (09/01/2007)
Tôi và các bạn thật sự bàng hoàng  (08/12/2006)
Ba chị em chị Ngọc đã được cải chính năm sinh  (08/12/2006)
Dừng việc thi công xây dựng nhà số 159 Trần Cao Vân để kiểm định  (08/12/2006)