Nguồn tài nguyên cát ở Lại Giang đang kiệt
16:52', 13/7/ 2007 (GMT+7)

Đứng trên nhìn xuống lòng sông - khoảng giữa 2 cây cầu Bồng Sơn cũ và mới, dòng Lại Giang thơ mộng đang sắp trở thành đồng cỏ… Vào mùa này, chỉ còn một dòng nước nhỏ nhoi chảy len lỏi qua những đám lau sậy đang sung sức vươn lên dưới lớp đất phù sa màu mỡ của đáy sông (ảnh). Bên dưới những chân trụ cầu Bồng Sơn cũ đang nhô dần lên nền móng của từng khối bê tông. Bởi không còn cát giữ chân nên dòng nước cứ chậm chạp xói mòn nơi bám víu cuối cùng của trụ cầu. Thực trạng này đã làm cho không ít người có trách nhiệm giật mình quan tâm lo lắng…

Thời gian trước, khi chưa có hệ thống đê bao sông Lại che chắn hàng ngày, đoạn sông này có đến bốn, năm chục xe các loại từ Reo - Bel đến xe độ chế đủ mọi nơi -kể cả các vùng phía Bắc huyện Phù Mỹ - đổ về đây mua cát. Tại đây đã tự phát hình thành nhiều nhóm, tổ khai thác cát sạn với hình thức đấu thầu và nộp lệ phí “nhẹ nhàng” cho chính quyền địa phương để rồi sau đó những tổ - nhóm này “cát cứ” một vùng khá rộng tự do khai thác bán quanh năm. Nhiều người “nhạy bén” còn thuê chở cả đôi trăm xe cát về dự trữ để tăng giá bán vào mùa mưa.

Qua quan sát và tìm hiểu, chúng tôi được biết: Một nhóm khai thác từ 4-8 người, vào mùa xây dựng họ có thể xúc bán từ 25 - 30 xe cát, trung bình mỗi xe 4m3. Vậy với 4-5 tổ khai thác cát ở đoạn sông này nhiều năm qua, thì thử hỏi hàng năm họ đã lấy đi của lòng sông này mấy trăm ngàn khối cát? Vì không bị ngăn cấm, cho nên nguồn cát của lòng sông - nền móng của sự cân bằng dòng chảy - đã bị khai thác ngày càng cạn kiệt, nên hiện nay tại đoạn sông này - khoảng 1,7 km - chỉ còn trơ lại bùn và đất tạo môi trường cho cây - cỏ dại bắt đầu vươn lên. Và khi không còn gì để khai thác, đội quân này đang tiến dần về phía chân cầu Bồng Sơn mới để tiếp tục khai thác.

Trước tình hình này, mới đây Phòng TN-MT huyện Hoài Nhơn đã làm việc với chính quyền địa phương có liên quan nhằm chấn chỉnh lại việc khai thác cát, đề xuất những biện pháp nghiêm cấm khai thác cát gần chân các trụ cầu để bảo vệ công trình an ninh quốc gia cũng như hạn chế dòng chảy xiết khi vào mùa mưa lũ. Tuy nhiên việc thực hiện công tác này còn tùy thuộc vào động thái của các cấp chính quyền địa phương trong thời gian tới.

  • Diệp Bảo Sương
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Điểm đen ở trong đầu chúng ta  (13/07/2007)
Nghiêm túc tiếp thu góp ý của Báo  (11/07/2007)
Mớ bòng bong cần tháo gỡ  (07/07/2007)
Tòa ngâm đến bao giờ ?  (06/07/2007)
Tiếp thu ý kiến phê bình của Báo, nghiêm túc nhận khuyết điểm trước dân  (04/07/2007)
Nỗi lo từ hồ chứa nước Hóc Ké  (29/06/2007)
Ô nhiễm môi trường ở CCN Nhơn Bình  (29/06/2007)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (29/06/2007)
Đề nghị cơ quan thi hành án dân sự tổ chức cưỡng chế  (27/06/2007)
Công ty môi trường gây ô nhiễm môi trường ?  (26/06/2007)
Bao giờ trật tự ở ngã 5 Hồ Le mới ổn định ?  (25/06/2007)
Quản lý lộn xộn, ô nhiễm môi trường  (20/06/2007)
Cát Tiến: Rộ lên tình trạng lấn chiếm đất, cất nhà trái phép  (18/06/2007)
Vì trật tự hay vì tiền ?  (15/06/2007)
Tây Sơn: Một vụ thi hành án chưa thấu tình đạt lý  (08/06/2007)