Công trình di tích lịch sử 300 ngày chuyển quân tập kết nên đặt ở đâu ?
10:53', 3/1/ 2008 (GMT+7)

Công trình di tích lịch sử 300 ngày chuyển quân tập kết đã được UBND tỉnh duyệt, vị trí đặt ở trường THPT Lê Quý Đôn – 02 Nguyễn Huệ (TP. Quy Nhơn). Nhưng là người trong cuộc, tôi thấy vị trí này chưa phù hợp với thực tế lịch sử đã diễn ra.

Chúng ta đều biết ngày 1.8.1954, lệnh ngừng bắn có hiệu lực trên toàn miền Nam Trung bộ, tỉnh Bình Định từ đèo Cù Mông đến bờ nam sông Lại là khu vực tập kết 300 ngày. Từ bắc sông Lại trở ra là khu vực tập kết 200 ngày. Quy Nhơn là hải cảng để bộ đội tập kết xuống tàu ra Bắc.

Liên Khu ủy và Bộ Tư lệnh Liên khu 5 thành lập Ban quân quản Quy Nhơn, chỉ định đồng chí Nguyễn Minh Vỹ phụ trách chỉ huy khu vực tập kết 300 ngày. Ban quân quản đóng ở vị trí hiện nay là Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, đường Nguyễn Huệ.

Cuộc chuyển quân tập kết được tổ chức chặt chẽ, đúng kế hoạch thời gian. Tháng 10.1954, các đơn vị trong khu vực 80 ngày (Bắc sông Trà Khúc) rút quân xuống tàu. Tháng 11.1954, quân ta rút khỏi khu vực 100 ngày (Bắc sông Vệ). Tháng 3.1955, các lực lượng trong khu vực 200 ngày (Bắc sông Lại) bắt đầu rời cảng. Ngày 15.5.1955, Trung đoàn chủ lực cơ động 803, đơn vị cuối cùng rút khỏi Quy Nhơn.

Việc chuyển quân được tiến hành tốt nhờ các tàu thủy của Liên Xô, Ba Lan và Na Uy giúp đỡ. Nhân dân Khu I (phường Hải Cảng) huy động phương tiện ghe thuyền chuyển tải từ bờ ra tàu lớn trước mắt kẻ địch, có sự chứng giám của tổ chức quốc tế. Cảng Thị Nại là nơi hội tụ, đón, chia tay, tiễn đưa giữa người thân và người ra đi gần 10 vạn người. Những buổi tiễn đưa đầy lưu luyến, xúc động đã diễn ra trong suốt các đợt ở bến cảng giữa những người ở lại và những người ra đi. Dù hiểu rằng kẻ thù không dễ dàng gì chấp nhận sau hai năm có tổng tuyển cử, nhưng ai cũng mong hai năm sau, người thân sẽ trở về đoàn tụ. Trong những lời gởi gắm, dặn dò, nhân dân Liên Khu 5, Bình Định, ai cũng muốn gởi lòng mình ra Bắc thưa với Bác Hồ và hứa với Bác Hồ, dù có hy sinh, gian khổ đến đâu cũng tiếp tục cuộc đấu tranh cho đến thắng lợi.

Người ra đi quyết học tập, xây dựng quân đội lớn mạnh và sẽ trở về tham gia giải phóng quê hương. Lòng tin của những người ở lại được củng cố và xác định.

Lịch sử 300 ngày chuyển quân tập kết cần được ghi lại để lưu truyền giáo dục cho các thế hệ sau là một việc nên làm.

Vì vậy, theo tôi, công trình nên đặt tại cảng Thị Nại – đầu đường Xuân Diệu là đúng đắn nhất.

Hơn thế nữa, đầm Thị Nại, cảng Thị Nại, cảng biển Quy Nhơn còn gắn liền với lịch sử cách mạng Tây Sơn, phong trào Cần Vương, gắn với 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Do đó, xây dựng công trình nhà lưu niệm, truyền thống ở đây lại càng có ý nghĩa.

  • Hoàng Minh Tùng

(Cựu chiến binh, 94 – Nguyễn Thái Học – Quy Nhơn)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
“Loạn” rượu Bàu Đá… pha màu  (02/01/2008)
Về việc đăng ký và lưu hành mô tô và xe gắn máy ba bánh  (31/12/2007)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (28/12/2007)
Công an huyện Vĩnh Thạnh đang điều tra, làm rõ  (28/12/2007)
Muộn còn hơn không  (26/12/2007)
“Làm ngơ” hay “không biết”?  (26/12/2007)
Các cấp chính quyền có... “vô cảm”?  (24/12/2007)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (19/12/2007)
Giải quyết khiếu nại nửa vời  (19/12/2007)
Trung tâm luyện thi ALPHA bất chấp pháp luật lao động?  (17/12/2007)
Thế nào là hộ nghèo?  (14/12/2007)
Một công trình thủy lợi thiếu thực tế  (12/12/2007)
Tòa bỏ qua quy định của pháp luật  (12/12/2007)
Rắc rối từ một lô đất cấp… lậu  (07/12/2007)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (05/12/2007)