XE 3, 4 BÁNH CHO NGƯỜI TÀN TẬT:
Thủ tục và điều kiện kiểm định như thế nào?
8:37', 18/1/ 2008 (GMT+7)

* Miễn các khoản phí, lệ phí đem xe đến kiểm định

Như Báo Bình Định đã đưa tin, Bộ trưởng Bộ GTVT đã ký công điện cho phép mô tô, xe gắn máy 3, 4 bánh tự chế do thương binh và người tàn tật điều khiển được lưu hành đến ngày 30.6.2008. Trong thời gian này, chủ phương tiện (thương binh, người tàn tật) phải thực hiện các thủ tục đăng kiểm, đăng ký sát hạch để được cấp giấy phép lái xe và sử dụng xe theo quy định của pháp luật.

Xung quanh quy định mới này, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, Bộ GTVT vừa ban hành quy định tạm thời về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho mô tô, xe gắn máy 3, 4 bánh do người tàn tật trực tiếp điều khiển, đã sử dụng trước ngày 1.1.2008. Việc kiểm tra theo tiêu chuẩn TCVN 5992:2005 được tiến hành tại các trung tâm đăng kiểm và chỉ kiểm định cho xe của thương binh, người tàn tật cư trú tại địa phương, thời gian thực hiện đến hết ngày 30.6.2008. Người đem xe đi kiểm định phải mang theo hồ sơ yêu cầu kiểm tra và giấy đề nghị kiểm tra kiêm tờ khai của chủ phương tiện xác nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú theo mẫu quy định (nhận tại trung tâm đăng kiểm). Chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của các hồ sơ tài liệu cung cấp cho cơ quan kiểm tra, và phải giữ nguyên trạng xe khi vào kiểm định. Ngoài ra, chủ phương tiện phải thực hiện quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền nếu xe không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Yêu cầu kỹ thuật đối với loại xe 3, 4 bánh dành cho người tàn tật phải đáp ứng 13 hạng mục kiểm tra: hệ thống phanh, hệ thống điều khiển, lái, chiếu sáng, nhiên liệu, điện, động cơ và hệ thống truyền lực, bánh xe, lốp, gương, đồng hồ đo vận tốc, chỗ ngồi.

Yêu cầu chung đối với xe sử dụng cho người tàn tật là không dùng để vận chuyển hàng hóa và hành khách, không có thùng chở hàng và chở người, xe phải có ký hiệu dùng cho người tàn tật ở vị trí thích hợp. Các bánh xe phải đối xứng với nhau qua mặt phẳng trung tuyến dọc của xe. Nếu xe có cơ cấu giữ nạng hoặc xe lăn thì cơ cấu này phải cố định được nạng, xe lăn một cách chắc chắn. Ngoài ra xe không được rò rỉ nhiêu liệu, dầu bôi trơn ở các mối ghép của các tổng thành hệ thống lắp trên xe như động cơ, ly hợp… Các bộ phận nhô ra có thể tiếp xúc với người lái và người chung quanh không được nhọn, sắc cạnh. Xe phải có các mối ghép ron chắc chắn, đủ các chi tiết kẹp chặt và phòng lỏng.

Người tàn tật sẽ không phải trả bất cứ một khoản phí và lệ phí nào khi đưa xe 3, 4 bánh đi kiểm định. Cục Đăng kiểm đã thống nhất phát hành, quản lý phôi Giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho xe dùng cho người tàn tật, và hướng dẫn các trung tâm đăng kiểm tiến hành kiểm tra các loại xe này, tạo điều kiện cho người tàn tật sớm hoàn tất các thủ tục đăng kiểm, đăng ký xe 3, 4 bánh.

  • C.N
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hãy cẩn trọng với khuyến mãi giả hiệu  (17/01/2008)
Thêm một cổ thụ bị “tùng xẻo”  (16/01/2008)
Góp ý về phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch  (15/01/2008)
Nông dân Phước Hòa khó khăn do không có đất sản xuất  (11/01/2008)
Không nên để một người như vậy trong môi trường giáo dục  (11/01/2008)
Cần bảo vệ bờ sông Kim Sơn  (10/01/2008)
Làm xấu hình ảnh của người thầy và môi trường sư phạm  (10/01/2008)
Cán bộ xâm phạm đất đai, phường làm ngơ  (09/01/2008)
Về việc lưu hành xe tự chế của thương binh, người khuyết tật sau ngày 1.1.2008  (09/01/2008)
Cháu Nguyễn Văn Thiều đã được hỗ trợ trên 17,7 triệu đồng  (09/01/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (04/01/2008)
Một hộ làm mắm, cả xóm kêu trời!  (04/01/2008)
Làm vỉa hè ở Quy Nhơn cần đồng bộ và chất lượng hơn  (03/01/2008)
Công trình di tích lịch sử 300 ngày chuyển quân tập kết nên đặt ở đâu ?  (03/01/2008)
“Loạn” rượu Bàu Đá… pha màu  (02/01/2008)