Bao giờ thầy Nguyên được… “thương” trẻ thất học?
19:39', 7/10/ 2008 (GMT+7)

Ngày 12.4.2008, báo Bình Định có bài viết “Nỗi buồn bên dòng Hà Thanh” phản ánh chuyện ông giáo làng Lê Sĩ Nguyên ở khu vực 7, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn bị UBND phường Nhơn Bình “đóng cửa” lớp học tình thương mà ông đã gắn bó suốt mười mấy năm qua vì “Quy Nhơn sắp sửa lên thành phố loại 1, không thể để tồn tại những lớp học tạp nham như thế!”. Những người có trách nhiệm đã nói về vấn đề này:

 

Vợ chồng thầy Nguyên trước lớp học tình thương đã bị đóng cửa. Ảnh: N.Q

 

ÔNG HUỲNH ĐĂNG KHANH, CHỦ TỊCH HỘI KHUYẾN HỌC BÌNH ĐỊNH:

Hình thức học ngoài chính quy còn cần thiết

Các lớp học tình thương trước đây xuất phát từ chủ trương của Bộ GD&ĐT, mở ra để giúp cho những đối tượng trẻ lang thang, cơ nhỡ, không nơi nương tựa, ban ngày phải lo kiếm sống, không có điều kiện học hành được học hành ngoài trường lớp chính quy nhằm thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Các lớp học này do các cá nhân, các tổ chức xã hội, đoàn thể đứng ra mở lớp vì “tình thương” là chính. 

Sau đó, Bộ GD&ĐT có loại hình lớp học linh hoạt do UNICEP tài trợ với hình thức và chương trình học linh hoạt (ABE). Các lớp học ABE ra đời đã tạo điều kiện cho tỉnh ta nhanh chóng hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Tuy nhiên, do được hỗ trợ kinh phí nên nhiều học sinh con nhà nghèo đã bỏ học lớp phổ thông để qua học phổ cập. Do đó, “lớp học tình thương” đã không còn ý nghĩa như ban đầu.

Sau này, khi cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học thì mô hình lớp học ABE cũng không còn. Riêng một số lớp học tình thương vẫn còn tồn tại nhưng đối tượng thu nhận không chỉ là trẻ lang thang, cơ nhỡ mà mở rộng ra cả học sinh nghèo…

Theo tôi, trong nhiều năm nữa đối tượng trẻ lang thang, cơ nhỡ vẫn chưa thể hết được. Do vậy, cần phải tổ chức những hình thức học nào đó cho các em để đảm bảo trẻ em nào cũng được biết chữ.

 

ÔNG NGUYỄN NGỌC SƠN, PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ QUY NHƠN:

Không có chủ trương đóng cửa các lớp học tình thương

Tôi khẳng định thành phố không có chủ trương đóng cửa các lớp học tình thương. Bằng chứng là hiện nay, Quy Nhơn vẫn còn 2 lớp học tình thương dành cho đối tượng học sinh lớn tuổi thất học với khoảng 44 học sinh ở phường Quang Trung và phường Thị Nại. Những năm trước đây, nhờ phong trào lớp học tình thương phát triển mạnh mẽ mà thành phố đã nhanh chóng phổ cập được giáo dục tiểu học và xóa mù chữ. Đã có nhiều học sinh từ các lớp học tình thương tiếp tục được hòa nhập vào trường phổ thông và đã học lên đến THPT, đại học. Tôi cho rằng, nếu còn đối tượng (trẻ lớn tuổi thất học, lang thang, cơ nhỡ) thì việc giữ được các lớp học tình thương là cần thiết. Còn đối với việc UBND phường Nhơn Bình cho đóng cửa lớp học tình thương của thầy Lê Sĩ Nguyên, tôi sẽ đề nghị Phòng GD-ĐT thành phố Quy Nhơn làm việc cụ thể với trường tiểu học ở địa bàn và UBND phường Nhơn Bình xem xét lại cụ thể, nếu vẫn còn những đối tượng trẻ trong diện phổ cập nhưng không thể ra lớp phổ thông được thì phải khôi phục lại lớp học.

  • Ngọc Quỳnh (Thực hiện)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhiều uẩn khúc cần được làm sáng tỏ  (03/10/2008)
Trách nhiệm thuộc về PMU 18!  (02/10/2008)
Sẽ chấn chỉnh việc “Chưa trả hết nợ, chưa ký hồ sơ nhập học”  (01/10/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (28/09/2008)
Núi Huỳnh Mai đang bị xâm hại  (19/09/2008)
Nên hướng dẫn trước khi xử phạt  (19/09/2008)
Xử lý dây dưa, thiếu kiên quyết  (18/09/2008)
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo kiểm tra vấn đề Báo Bình Định nêu  (18/09/2008)
Thiếu kinh phí, rác tồn đọng  (17/09/2008)
Nên tổ chức dịch vụ giữ xe cho sinh viên Đại học Quy Nhơn  (17/09/2008)
Chưa trả hết nợ, chưa ký hồ sơ nhập học (?)  (17/09/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (12/09/2008)
Dự báo thời tiết: Xin hãy thiết thực hơn!  (11/09/2008)
Rề rà... biết đến bao giờ?  (10/09/2008)
Bao giờ người dân xã Mỹ Phong được nghe Đài truyền thanh?  (10/09/2008)