Ai bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng?
7:15', 25/10/ 2008 (GMT+7)

Những năm gần đây, tình hình sản xuất và lưu thông hàng giả, vi phạm bản quyền nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi nguồn gốc xuất xứ... ở nước ta có xu hướng gia tăng. Đặc biệt tình trạng hàng giả nhập từ nước ngoài vào có chiều hướng tăng mạnh, thậm chí là sản xuất tại Việt Nam bán ra nước ngoài rồi nhập lại với nhãn hiệu tương tự hoặc dán nhãn hiệu nổi tiếng của sản phẩm nước ngoài.

Theo Cục quản lý thị trường, 6 tháng đầu năm nay, trên cả nước đã xử lý 33.000 vụ vi phạm pháp luật về hàng hóa với số tiền phạt lên tới 94 tỉ đồng. Trong đó, có 3 mặt hàng điển hình là phân bón, thuốc lá và xăng dầu. Riêng mặt hàng phân bón trong 8 tháng qua, các lực lượng quản lý thị trường trên cả nước đã phát hiện và xử lý trên 200 vụ vi phạm. Trong đó, số lượng phân bón các loại bị tạm giữ và xử lý khoảng 2.000 tấn. Phân bón giả đã tràn lan rộng khắp trên 30 tỉnh, thành, có tới 40-50% mẫu giám định có chất lượng thấp hơn rất nhiều so với mức chất lượng đã công bố. Điển hình là Công ty Đông Hải (TP Đà Nẵng) với sản phẩm phân NPK có hàm lượng dinh dưỡng đăng ký 51%, nhưng kiểm tra thực tế của cơ quan chức năng chỉ có 2,94%.

Về mặt hàng xăng dầu đến thời điểm này đã phát hiện và xử lý 27 cơ sở vi phạm bằng công nghệ cao, dùng chíp điện tử để gian lận số lượng xăng dầu lên tới 9%.

Riêng ở Bình Định ta, theo báo cáo 9 tháng đầu năm 2008 đã kiểm tra 1.301 hộ kinh doanh, trong số đó có 715 trường hợp vi phạm hành chính và đã bị xử phạt 985 triệu đồng. Trong đó, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng 12 vụ; vi phạm đo lường 17 vụ; vi phạm sở hữu công nghiệp: 21 vụ; vi phạm nhãn hàng hóa: 206 vụ; hàng giả: 6 vụ; hàng nhập lậu: 92 vụ v.v...

Đặc biệt, 9 tháng đầu năm 2008, Chi cục quản lý thị trường tỉnh đã thu giữ và tổ chức tiêu hủy 83 bộ linh kiện xe máy giả, 22.050 gói thuốc là Jet và 3 số 5; với tổng số tiền trên 209 triệu đồng, và nhiều loại hàng hóa giả khác như mũ bảo hiểm, thuốc thú y, thuốc tân dược, mỹ phẩm, máy tính bỏ túi Casio với tổng giá trị 213 triệu đồng.

Trên đây là những vi phạm hành chính trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa của cả nước cũng như của tỉnh nhà trong 9 tháng qua. Nhưng những vi phạm đã được kiểm tra và xử lý có thể nói như phần nổi của tảng băng. Còn phần chìm của nó thì lớn hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, người tiêu dùng đang và sẽ còn bị móc túi dài dài. Vậy, ai sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng ?

  • Hà Văn Sâm

(Hội người tiêu dùng Bình Định)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cần xem lại việc giao khoán bảo vệ rừng ở Hà Ri  (24/10/2008)
Cần tạo sự đồng thuận với nhân dân địa phương  (23/10/2008)
Chừng nào đường Hùng Vương hết lầy lội?  (23/10/2008)
Gây khó cho dân  (23/10/2008)
Xây trường “quên” làm… nhà vệ sinh  (22/10/2008)
Nguy cơ cháy nổ tại chợ Phú Tài  (22/10/2008)
Chính quyền cần có hướng xử lý dứt điểm  (20/10/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (17/10/2008)
Nhà trong rốn lũ  (17/10/2008)
Cắm chông trên đồng ruộng !  (17/10/2008)
Vì sao dây dưa, kéo dài?  (15/10/2008)
Cái giá đắt của một giao dịch dân sự vô hiệu  (15/10/2008)
Dân “kêu trời” vì công trình treo!  (13/10/2008)
Vì sao làng K8 vẫn chưa có điện ?  (13/10/2008)
Ai bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cụ Lăng?  (09/10/2008)