Doanh nghiệp và đào tạo nghề
10:47', 20/3/ 2008 (GMT+7)

Theo kết quả khảo sát từ đề tài trọng điểm cấp Bộ do ĐH Sư phạm TP HCM thực hiện, các nhà tuyển dụng phải đào tạo lại cho hơn 50% sinh viên tốt nghiệp, vì không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.

Số liệu trên do Bộ Giáo dục Đào tạo công bố tại Hội nghị toàn quốc chất lượng giáo dục ĐH, diễn ra ở TP HCM, ngày 5.1.2008. 

Lâu nay, các doanh nghiệp tại Việt Nam luôn kêu ca khi không tìm được người nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho doanh nghiệp mình, công ty mình và nếu có tuyển được rồi thì lại phải “đào tạo lại”. Cụm từ “đào tạo lại” trong trường hợp này được hiểu là: sau khi tốt nghiệp các trường nghề, các trường cao đẳng, đại học…người tốt nghiệp được tuyển dụng nhưng vẫn không đáp ứng được những yêu cầu do công việc đặt ra và nhà tuyển dụng phải thực hiện hướng dẫn lại, bổ sung thêm cho người lao động những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong thời gian đầu, thường là từ 1 đến 3 tháng.

Trong những trường hợp này, nhà tuyển dụng thường “đổ lỗi” cho nhà trường, nơi tạo ra những “sản phẩm” chưa tốt. Nhà trường có trách nhiệm đào tạo nghề, dạy kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh, sinh viên nhưng 50% phải “đào tạo lại” thì “lỗi” không thuộc về chỉ riêng nhà trường.

Ở CHLB Đức, doanh nghiệp tham gia trong quá trình đào tạo nghề và nhận học sinh, sinh viên vào thực hành tại các công ty, nhà máy nhằm đáp ứng công việc sau này tại chính công ty, nhà máy đó. Người học nghề không phải đóng học phí nhưng lại được cấp học bổng hàng tháng và tăng theo từng học kỳ. Còn ở Việt Nam, có bao nhiêu doanh nghiệp thực hiện được việc này? Doanh nghiệp có thể tài trợ cho một đội bóng đá, một cuộc thi hoa hậu, một chương trình ca nhạc với số tiền lên đến hàng tỉ đồng nhưng thử hỏi đã có công trình nghiên cứu khoa học nào của sinh viên, học sinh được hỗ trợ như thế chưa? Nhà trường không thể nào trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị, phòng thí nghiệm cho giống với từng công ty, xí nghiệp đang có nhưng có bao nhiêu doanh nghiệp đồng ý mở rộng cửa cho học sinh, sinh viên vào tìm hiểu, nghiên cứu và sử dụng những thiết bị của công ty trong quá trình thực tập?

Đã đến lúc các doanh nghiệp tại Việt Nam cần “chung tay, góp sức” trong quá trình đào tạo nghề, hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường và góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của ngành giáo dục đào tạo. Có như thế, vấn đề “đào tạo lại” như hiện nay sẽ dần được giải quyết.

  • Nguyễn Quốc Vỹ

(253 Nguyễn Huệ - Quy Nhơn)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Một hành vi cần lên án  (19/03/2008)
Mối nguy hiểm từ một chiếc cầu sắt  (19/03/2008)
Sẽ tăng cường thanh tra các cơ sở hành nghề y tế tư nhân  (19/03/2008)
Cần thanh tra vụ “ông hiệu trưởng độc đoán, chuyên quyền”  (19/03/2008)
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu kiểm tra tàu “5 sao”  (19/03/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (14/03/2008)
Những chiếc “thùng vàng” ở phường Nguyễn Văn Cừ  (14/03/2008)
Cần ngăn chặn nạn côn đồ ở phường Trần Phú  (13/03/2008)
“Nghiêm túc rút kinh nghiệm” !  (12/03/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định ủng hộ người khó khăn  (12/03/2008)
BGH Trường THCS Cát Minh không có sai sót gì lớn trong quản lý và chỉ đạo  (07/03/2008)
Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn yêu cầu kiểm tra, giải quyết việc chậm cấp GCNQSDĐ cho ông Sơn  (06/03/2008)
Cháu Trần Nhật Linh nhận sự giúp đỡ của bạn đọc Báo Bình Định  (05/03/2008)
Bãi rác phế liệu nằm giữa hai bệnh viện !  (05/03/2008)
Cảnh giác với quảng cáo  (05/03/2008)