Dòng Lại Giang đang bị phủ kín bởi một loài cây lạ
20:54', 19/6/ 2008 (GMT+7)

Trên cao nhìn xuống dòng Lại Giang, một đoạn dài gần 3km từ dưới chân cầu Bồng Sơn mới đến địa phận xã Hoài Xuân (Hoài Nhơn) trên những cồn cát giữa sông và dọc hai bên bờ xuất hiện những mảng cây xanh cao từ 1- 1,5m sum suê dày đặc, như đang dần có nguy cơ sắp bao phủ cả lòng sông (ảnh).

 

Ảnh: Diệp Bảo Sương

 

Trong vài năm gần đây vào mùa mưa lũ nước sông dâng cao có lúc lên đến 3-4m, mực nước này có thời điểm ngâm đến cả tuần mới rút. Sau khi nước cạn nhiều cỏ, lau, cây dại dần dần tàn úa rồi chết nhưng có một loài cây - đến bây giờ nhiều người vẫn không biết đó là loài cây gì cứ vươn lên phát triển rất mạnh như chưa hề bị dìm trong nước lũ. Cây mọc thành bụi, lùm (thân chính) và cành đều có gai hình chóp nhọn mọc từ thân, rất bén, lá kép trông giống như lá me Tây nhưng nhỏ và dày hơn; khi đụng vào thì các phiến lá tự động khép lại giống như cây gai mắc cỡ (cây trinh nữ). Trên đầu mỗi cành non là những chìm hoa màu vàng, dưới nách hoa là nhiều mắc trái, mỗi đầu cuống trái có từ 6 đến 8 quả dẹt và dài khoảng 10cm, rộng 1cm; bên trong chứa đầy hạt săn chắc như hạt đậu nành. Khi trái chín vỏ tự tách và bắn hạt ra xung quanh, hạt trôi theo dòng nước gặp bãi nông tiếp tục nảy mầm tạo thành những khóm gai chằng chịt. Nhiều cây lớn có vòng kính gốc 15-20cm.

Điều đáng quan tâm là loại cây này có cấu tạo bộ rễ khá kỳ lạ: Rễ mọc tua tủa ra ngoài từ phần thân trên của gốc, lớp đâm xuống bùn - cát, lớp tỏa ra thành một đế rễ giúp cho cây trụ vững trên cát không dễ gì bị quật ngã bởi gió và nước. Với đặc điểm này thì khó có loại cây nào sống chen dưới gốc chúng được! Riêng ở những phần rễ trồi lên trên mặt đất cũng tự đâm chồi và phát triển thành cây con. Hiện tượng “cây đẻ con” lại càng tăng thêm tốc độ bao phủ của loại cây này ngày càng khủng khiếp, ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy.

Ông Nguyễn Đó - nông dân khối 4- thị trấn Bồng Sơn, người quanh năm nuôi và chăn thả trâu, bò trên các cồn cỏ dưới lòng sông nơi đây cho biết: “Mấy năm trước chưa có loại cây lạ này phát triển thì riêng tôi nuôi đến 15 con bò thịt mà cỏ tự nhiên vẫn thừa; còn bây giờ chỉ nuôi vài con cầm chừng nhưng vẫn thiếu thức ăn, vì mọi cồn cát , gò nổi đều bị loại cây này che phủ. Đôi khi tôi còn khổ sở đi tìm các “chú nghé con” mắc kẹt trong lưới gai chằng chịt của chúng”. Qua một số thông tin, hiện nay loài cây lạ này xuất hiện và phát triển khá nhiều trên các vùng sông nước Nam Bộ, có nơi người ta phải phun thuốc để diệt trừ.

Với thực trạng đã nêu, nếu chính quyền và các cơ quan chức năng không có biện pháp đối phó kịp thời, chặt bỏ, phá hủy loài cây lạ này trước khi chúng biến thành rừng thì nguy cơ lòng sông bị phủ kín là rất có thể.

  • Diệp Bảo Sương
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đừng để bãi dâu thành bãi rác !  (18/06/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (13/06/2008)
Nguồn nước đầm Đề Gi bị ô nhiễm  (13/06/2008)
Cần quan tâm công tác phòng chống bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội  (13/06/2008)
Một số vấn đề về giải quyết các vụ việc dân sự  (13/06/2008)
Kiếm lời bằng khuyến mãi EURO  (11/06/2008)
Không nên đeo đồ trang sức có giá trị cho trẻ  (11/06/2008)
Tập kết rác ở… công viên  (06/06/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (06/06/2008)
Tạo một mùa hè bổ ích cho thanh thiếu niên  (05/06/2008)
Hoạt động xung điện nội đồng tái phát  (04/06/2008)
Nông dân vừa mừng, vừa lo  (04/06/2008)
Toàn xã hội chăm sóc người cao tuổi   (04/06/2008)
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu báo cáo kết quả xử lý trước ngày 15.6.2008  (31/05/2008)
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu báo cáo kết quả xử lý trước ngày 15.6.2008  (31/05/2008)