Văn hóa ứng xử doanh nghiệp: Còn lắm chông chênh
15:28', 16/7/ 2008 (GMT+7)

Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày nay và bối cảnh hội nhập nền kinh tế quốc tế, việc đào tạo - sử dụng nguồn nhân lực như thế nào là vấn đề đáng quan tâm không chỉ trong các cơ quan hành chính sự nghiệp mà rộng hơn là các doanh nghiệp tư nhân ngoài quốc doanh - những người trực tiếp tiếp cận môi trường cạnh tranh khốc liệt của thị trường kinh tế đang nâng tầm và ngày càng quy mô hơn. Cũng chính sự ganh đua khắc nghiệt ấy đòi hỏi thái độ làm việc, giao tiếp giữa những con người làm cùng một bộ phận – công ty – doanh nghiệp phải có sự hòa hợp và tương thích lẫn nhau. Người ta gọi đó là văn hóa ứng xử doanh nghiệp.

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp, đầu tiên là cách mà các công ty – doanh nghiệp thực hiện chính sách đối với người lao động. Một công ty TNHH tồn tại trên 10 năm, với gần 20 nhân viên lại không có một bản hợp đồng lao động nào, không có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Hỏi một nhân viên ở đây tại sao lại không có hợp đồng lao động, câu trả lời bâng quơ nhận được là “hợp đồng lao động làm chi, miễn sao tới tháng trả đủ lương là được”. Ý thức người lao động kém vậy nên các ông bà chủ cứ vin vào đó để hiện thực “chính sách” thoải mái của mình. Đó là lý do không có thứ giấy tờ nào ràng buộc giữa người lao động và chủ doanh nghiệp.

Đến khi các đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra thì chủ các doanh nghiệp mới nháo nhào tìm phương án “chữa lửa”. Chiếu theo luật doanh nghiệp và luật lao động thì những doanh nghiệp này vi phạm không nhỏ, nhưng họ vẫn cứ thờ ơ, dẫn đến quyền lợi người lao động bị tước đoạt, tai nạn lao động nếu có xảy ra thì không ai chịu trách nhiệm.

Mở rộng ra, văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp không dừng lại ở các văn bản giấy tờ ràng buộc hay quyền lợi của người lao động, nó còn là cách hành xử, lời ăn tiếng nói giữa những chủ thể trong cùng một doanh nghiệp. Ở một công ty, khi anh bạn của tôi xin nghỉ phép để về lo việc tang gia ông ngoại, ông trưởng phòng cũng lạnh lùng tuyên bố: “Người già đau yếu đến tuổi rồi phải chết thôi. Em về làm gì, không kịp nữa đâu, mọi việc ở nhà chắc có người lo rồi”. Nghe tới đây khuôn mặt bạn tôi thất sắc.

Ở một môi trường làm việc mà người lao động suốt ngày bị rầy la, chửi mắng thậm chí bị bạo hành, năng suất lao động hiển nhiên không tăng mà chỉ giảm. Như vậy thì lấy đâu ra lực lượng lao động tinh nhuệ ?

  • Nguyễn Thiên Trúc
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhận đỡ đầu trẻ em mồ côi cha mẹ  (16/07/2008)
Nên mở rộng tầm hoạt động của ga Bồng Sơn  (11/07/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (11/07/2008)
Người đầu tiên sắp mất nhà  (11/07/2008)
“Chúng tôi đang sống chung với khói và bụi!”  (10/07/2008)
Đã có tiền án, tiền sự sao lại được hưởng án treo?  (09/07/2008)
Canh Hiển: Ruộng cháy khô, trạm bơm “đắp chiếu”!  (09/07/2008)
Chỉ đạo xử lý nghiêm cán bộ vi phạm Luật Đất đai ở phường Đống Đa  (09/07/2008)
Nhiều bảng tin nông nghiệp bị bỏ hoang gây lãng phí  (04/07/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (04/07/2008)
Hãy hòa cùng Festival  (03/07/2008)
Đường hẻm đâu phải nơi đậu xe  (03/07/2008)
Không có con trai không... được ở đất gia tộc (!)  (02/07/2008)
Vụ việc ly hôn của vợ chồng bà Phụng, ông Tư đã được tòa án thụ lý  (02/07/2008)
Cần tạo cảnh quan thông thoáng cho tháp cổ Bình Lâm  (25/06/2008)