Hướng tới Festival lần 2
9:25', 8/8/ 2008 (GMT+7)

Tiết mục Dựng cờ khởi nghĩa tại Lễ khai mạc Festival Tây Sơn - Bình Định. Ảnh: Văn Lưu

1. Theo sự đánh giá của bạn bè và du khách, Festival Tây Sơn-Bình Định là một lễ hội hoành tráng, đặc sắc, phong phú, hấp dẫn.

Tuy nhiên có đôi điều mà một số nhà nghiên cứu sử học phân vân là vì sao lễ hội mang tên Festival Tây Sơn-Bình Định được tổ chức ngay trên quê hương phong trào nông dân Tây Sơn, mà thủ lĩnh dựng cờ khởi nghĩa là Nguyễn Nhạc (sau đó lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu Thái Đức), nhưng chỉ rước có mỗi một hình ảnh Hoàng đế Quang Trung và văn thần, võ tướng Tây Sơn nhập điện, mà không có hình ảnh Hoàng đế Thái Đức - Nguyễn Nhạc? Nếu là lễ hội Đống Đa thì chỉ tôn vinh Hoàng đế Quang Trung là hợp lý. Còn đây là Festival Tây Sơn-Bình Định (xin lưu ý 2 từ Tây Sơn), mà trong giai đoạn đầu của triều Tây Sơn, người có công lớn trong việc quy tụ hiền tài, thu phục nhân tâm, kể cả đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi, dựng cờ khởi nghĩa, đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn, lên ngôi Hoàng đế tại phủ Quy Nhơn là Nguyễn Nhạc (Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại Núi Bân (Phú Xuân) trước khi mang đại quân ra Thăng Long quét sạch 29 vạn quân Thanh ra khỏi biên cương Tổ quốc).

Tất nhiên, không ai phủ nhận Nguyễn Huệ-Quang Trung là một thiên tài quân sự. Trong việc chinh nam, phạt bắc diệt Nguyễn, lật Trịnh, đánh tan 5 vạn quân Xiêm, nhất là quét sạch 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ra khỏi đất nước, thì Nguyễn Huệ là người có công đầu. Nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò của Nguyễn Nhạc - Thái Đức đối với phong trào Tây Sơn. Đánh giá, tôn vinh nhân vật lịch sử phải công bằng, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, không vì quá sùng bái thiên tài của một nhân vật này mà làm lu mờ vai trò của một nhân vật khác tại một giai đoạn lịch sử nhất định. Theo tôi nghĩ, trong lễ rước thủ lĩnh, anh hùng, hào kiệt Tây Sơn nhập điện nên có hình ảnh cả Hoàng đế Quang Trung và Hoàng đế Thái Đức mới phù hợp với tên gọi Festival Tây Sơn-Bình Định.

2. Năm 2011 là năm kỷ niệm 640 năm (tháng 7.1471-2011) thành lập phủ Hoài Nhơn, sau đổi thành phủ Quy Nhơn và nay mang địa danh tỉnh Bình Định. Năm 2011 cũng là năm chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

Tôi nghĩ rằng giữa năm 2011 là thời điểm tổ chức Festival Bình Định hợp lý nhất. Do đó, tôi đề nghị chủ đề của Festival lần 2 là “Hội nhập và tăng tốc”. Hội nhập vì đây là năm thứ 5 nước ta gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); tăng tốc vì sau Đại hội Đảng lần thứ XI, cả nước ta phải nỗ lực phấn đấu để đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại và vì năm 2011 Khu Kinh tế Nhơn Hội bắt đầu phát huy vai trò động lực tăng tốc phát triển nền kinh tế tỉnh nhà.

Để có một Festival lần 2 hoành tráng, phong phú, đặc sắc, hấp dẫn hơn Festival lần 1, xin đề nghị lãnh đạo tỉnh ngay từ bây giờ nên phác thảo về nội dung, hình thức, quy mô Festival lần 2 và bắt đầu có sự chuẩn bị sơ bộ. Như vậy mới khỏi bị động “nước đến chân mới chạy” và thiếu tính chuyên nghiệp.

  • Hoài Nam

(879 Trần Hưng Đạo, Quy Nhơn)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chơi cây cảnh hay phá rừng ?  (08/08/2008)
Đừng quên còn có họ  (07/08/2008)
Hướng dẫn mới về chính sách hỗ trợ cho ngư dân  (06/08/2008)
Hố ga gây ô nhiễm  (06/08/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (01/08/2008)
Vẫn dậm chân tại chỗ  (01/08/2008)
Người phụ nữ này là ai?  (30/07/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (25/07/2008)
Thấp thỏm khi mùa mưa tới  (25/07/2008)
Thấy gì qua những tấm băng rôn quảng bá Festival Tây Sơn-Bình Định ?  (24/07/2008)
Chiếm đất lâm nghiệp, thiệt hại phải mang  (24/07/2008)
Cơ quan hành chính mắc nợ, thi hành án theo hướng nào?  (23/07/2008)
Ôi cái đuôi chuột !  (23/07/2008)
Tiểu thương chợ Lớn Quy Nhơn lại đối mặt với nguy cơ cháy chợ  (23/07/2008)
Điện cắt cúp vô tội vạ, dân kêu trời  (23/07/2008)