Rừng dưới gầm cầu
15:5', 21/8/ 2008 (GMT+7)

Cầu Bồng Sơn cũ (Hoài Nhơn) được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, có chiều dài 498m, đây cũng chính là chiều rộng của dòng sông. Hàng năm khi vào mùa lũ, nước từ thượng nguồn Kim Sơn - An Lão đổ về rất lớn kéo theo hàng chục tấn rác, cây cối trôi theo dòng nước và dồn tấp vào bất cứ nơi nào có vật cản. Tại đoạn đầu nguồn sông Lại này nước lũ hàng năm có lúc dâng cao hơn 6 – 7m gây tràn ứ ngập úng xung quanh các vùng phụ cận như Hoài Đức, Hoài Mỹ, Hoài Xuân và thị trấn Bồng Sơn nhưng nhờ lòng sông rộng nên ít xảy ra hiện tượng nước ngâm nhiều ngày.  Trên thực tế những năm qua, cầu Bồng Sơn cũ  đang trong thời kỳ xuống cấp trầm trọng nhất là phần chân đế trụ cầu bị xói mòn dần bởi sự khai thác cát vô tội vạ làm cho nhiều đoạn sông chỉ còn trơ lại bùn với đất…

Để kéo dài tuổi thọ cho cầu Bồng Sơn, ngành chức năng đã lắp đặt hai cổng chắn barie để cấm các phương tiện vận tải lớn lưu thông trên cầu vì đây không những là mối giao thương huyết mạch của người dân các xã Đông - Nam huyện Hoài Nhơn và các huyện lân cận Hoài Ân, Phù Mỹ mà còn là tiêu chí hết sức quan trọng và cần thiết khi Bồng Sơn hình thành thị xã. Bên cạnh đó hệ thống đê bao sông Lại dài 1,7km (bờ bắc dòng sông Lại khu vực thị trấn Bồng Sơn) được xây dựng và đưa vào sử dụng năm 2005, cùng với dự án kè chống xói lở, bảo vệ tính mạng tài sản cho nhân dân trong vùng đang tiến hành thi công và sẽ hoàn thành vào những năm tới. Những công trình này góp phần không nhỏ vào tạo luồng chảy thông thoáng cho dòng nước vào mùa mưa lũ. Thế nhưng trong vòng ba năm trở lại đây một số hộ dân sống gần mố cầu Nam Bồng Sơn (thôn Bình Chương, Hoài Đức) ngoài việc nống lấn xây dựng nhiều quán liền kề với thành cầu, còn tự do chiếm dụng một phần diện tích khá lớn gần bên taluy mố cầu và gầm cầu để trồng hàng ngàn cây keo lai và bạch đàn… Bởi không có sự ngăn cấm nào của chính quyền sở tại nên hiện nay rừng cây đang phát triển khá tốt, cao trên 6m và hiện đang trồng cây con lấn dần ra dòng nước! Nhìn rừng cây dày đặc chạy dài hơn 100m từ mố cầu phía Nam ra, cây phát triển khá tốt và đang vượt dần lên lan can thành cầu (ảnh) khiến mọi người vô cùng lo ngại cho độ bền vững của các trụ cầu trong mùa mưa lũ. Nếu không kịp thời giải tỏa rừng cây kia thì nó sẽ thành mối nguy hiểm trực tiếp đe dọa đến các trụ cầu mỗi khi dòng nước lũ hung dữ đổ về gặp bờ cản sẽ tạo thành dòng xoáy ngược vào chân đế các trụ cầu… Và hậu quả xảy ra chắc chắn không ai lường hết được.

  • Diệp Bảo Sương
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tặng sách giáo khoa - một việc làm có ý nghĩa  (21/08/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (21/08/2008)
Kết nối những tấm lòng, chia sẻ những nỗi đau  (20/08/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn   (15/08/2008)
Xảy ra nhiều vụ trộm cắp tài sản ngư dân  (14/08/2008)
Phập phồng khi mùa lũ về  (13/08/2008)
Điện ưu tiên cũng bị cúp tùy tiện  (13/08/2008)
Hướng tới Festival lần 2  (08/08/2008)
Chơi cây cảnh hay phá rừng ?  (08/08/2008)
Đừng quên còn có họ  (07/08/2008)
Hướng dẫn mới về chính sách hỗ trợ cho ngư dân  (06/08/2008)
Hố ga gây ô nhiễm  (06/08/2008)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người khó khăn  (01/08/2008)
Vẫn dậm chân tại chỗ  (01/08/2008)
Người phụ nữ này là ai?  (30/07/2008)