Thứ hai, ngày 27/1/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Ruộng “khát nước” vì đập dâng Sông Mới bị vỡ
9:17', 18/3/ 2009 (GMT+7)

Đập dâng Sông Mới nằm trên địa bàn 2 thôn Chương Hòa và Huy Thế, thuộc xã Hoài Châu Bắc (Hoài Nhơn) có chức năng tích nước tưới cho 13 ha lúa của 2 thôn này. Nhưng đã ba năm nay (2007-2009) con đập không còn tác dụng giữ nước do bị lũ làm sập một nửa mố đập phía nam, làm cho hơn 100 hộ dân sản xuất hưởng lợi từ đập Sông Mới lâm vào tình cảnh “lúa cũ đổi lúa mới”, thậm chí thua lỗ.

 

Đập dâng Sông Mới bị vỡ do lũ lụt, 3 năm nay không giữ được nước.

 

Toàn bộ người dân của hai thôn trên đều sống thuần nông, sản xuất chính là làm ruộng lúa nước. Từ khi đập Sông Mới bị hư hỏng, để có nước tưới, các chủ ruộng phải tự bơm tát. Ông Lê Văn Nghĩa, đang kéo mô tơ điện bơm nước cho diện tích ruộng 450m² bên đập Sông Mới, than vãn với chúng tôi: “Xã bảo bà con đóng góp xây đập mới, nhưng phần đóng góp quá cao, gần 2 triệu đồng/đầu sào, nên bà con kham không nổi. Hơn nữa lúa làm ra ăn còn thiếu tới 3 tháng mới giáp hạt lấy gì đóng góp!”.

Từ ngày con đập bị vỡ, để có cái ăn bà con xúm nhau góp mua mô tơ máy nước rồi kéo điện từ nhà ra, cứ 2 ngày nắng thì bơm máy nước một lần, mỗi  lần chi phí 3 KW điện. Vụ Đông Xuân còn có nước để bơm, vụ Hè Thu hết nước phải đào giếng, có lúc bỏ ruộng hoang vì chi phí cao, tính ra gần như “lúa cũ đổi lúa mới”. Người dân ở 2 thôn nghèo này khao khát được Nhà nước giúp đỡ, nếu không xây đập mới thì cũng sửa đập cũ để giữ nước giúp bà con giảm chi phí sản xuất.

Mặt khác, đập Sông Mới không xây dựng lại, mà bỏ hoang cũng là mối tai hại cho đồng ruộng khi mùa lũ về. Hiện tại bờ phía nam bị vỡ đã gây sa bồi, thủy phá nên nhiều diện tích ruộng không sản xuất được, như hộ các ông, bà: Bùi Thị Thẩm, Võ Ngan, Nguyễn Xuân Nhơn, Huỳnh Thìn, Lê Văn Hường, Võ Tuấn… Hộ thấp nhất mất đất sản xuất 250m², nhiều lên tới 760m², trong đó nhiều hộ lâm vào cảnh thiếu lương thực.

 

Không hưởng được thủy lợi từ đập dâng Sông Mới, người dân phải tự túc bơm nước bằng máy.

 

Giải thích với chúng tôi về những bức xúc của người dân 2 thôn này, lãnh đạo UBND xã Hoài Châu Bắc cho biết: Năm 1990 HTX Hoài Châu Bắc và nhân dân đóng góp đào kênh Sông Mới và xây đập tích nước tưới cho 13 ha ruộng của hơn 100 hộ dân, nên đời sống bà con trong thời gian đó tương đối ổn định. Nhưng từ năm 2007 đến nay, qua nhiều trận lũ, đập Sông Mới bị vỡ, kinh phí xây dựng lại thì lớn. Sở NN & PTNT về kiểm tra và hỗ trợ kinh phí 250 triệu đồng sửa chữa lại nhưng huyện kiểm tra thực tế và kết luận không thể sửa chữa được đập cũ vì hư hỏng nặng, cho chủ trương làm đập mới. Năm 2008, UBND xã thuê tư vấn khảo sát thiết kế làm đập mới với kinh phí 1,1 tỉ đồng, huyện đầu tư 50% kinh phí, còn dân vùng hưởng lợi đóng góp. Nhưng nhân dân ở đây còn nghèo nên không có tiền đóng góp. Một lần nữa xã lại xin huyện, huyện nói xã phải có vốn đối ứng trong khi đó xã còn nợ các công trình dân sinh, phúc lợi khác cả tỉ đồng chưa biết bao giờ trả hết nợ nên đành “bó tay” với khoản tiền đối ứng.

Ông Ngô Văn Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Châu Bắc nói: “Nếu đập Sông Mới xây dựng lại quy mô hơn trước đây, không những đủ tưới cho 13 ha ruộng hiện giờ của 2 thôn trên, mà còn tưới sang 2 thôn Gia An và Quy Thuận diện tích cũng lên đến 30 ha. Theo nguyện vọng của nhân dân, chúng tôi khẩn thiết đề nghị huyện, tỉnh sớm quan tâm tạo nguồn, cho xây dựng lại đập Sông Mới để ổn định sản xuất, giúp cho đời sống của nhân dân hai thôn Chương Hòa và Huy Thế - vốn là vùng căn cứ cách mạng - đỡ vất vả hơn”.

  • Ngọc Diên - Xuân Thức
Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Làm rõ việc “Hiệu trưởng đánh cô giáo phải nhập viện”  (14/03/2009)
Phố “Níu” và phố “Vẫy”  (13/03/2009)
Có nên thu phí vịt chạy đồng?  (13/03/2009)
Thêm một vụ “từ chối” cấp GCNQSDĐ khó hiểu  (11/03/2009)
Lẽ nào chính quyền “bó tay” với người phạm luật  (11/03/2009)
Công ty TNHH Hiệp Phát gây ô nhiễm môi trường  (11/03/2009)
Chuyện biết rồi... khổ lắm, nói mãi  (07/03/2009)
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu kiểm tra, xử lý vấn đề báo nêu  (04/03/2009)
Phước Thắng vào cuộc chống xung điện nội đồng  (04/03/2009)
Cảnh giác với mũ bảo hiểm giả  (04/03/2009)
Dân bị hành vì thủ tục trái quy định  (27/02/2009)
Xây công viên để… thả bò  (27/02/2009)
Một quyết định gây nhiều phản ứng  (25/02/2009)
Đã có xe đưa đón học sinh Bãi Xép đi học   (20/02/2009)
Sai phạm đã rõ, sao chưa xử lý?  (18/02/2009)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn