Cần có cái nhìn chính xác hơn về tình trạng học sinh bỏ học
8:14', 30/5/ 2009 (GMT+7)

Theo báo cáo gần đây của Sở GD&ĐT, từ năm học 2005-2006 đến 2007-2008, bình quân hàng năm, toàn tỉnh có hơn 5.000 học sinh tiểu học, THCS và THPT bỏ học, chiếm tỷ lệ khoảng 1,7% tổng số học sinh phổ thông. Kết quả phân tích cho thấy, học sinh bỏ học (HSBH) do ba nguyên nhân chính: bản thân học sinh lười học, học yếu; gia đình thiếu quan tâm chăm lo việc học tập của con em, muốn con em nghỉ học để lao động phụ giúp gia đình và có một bộ phận học sinh nghỉ học do hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế.

Theo quan điểm của tôi, đây chỉ là những nguyên nhân trực tiếp còn nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng HSBH ngày càng nhiều đều xuất phát từ lý do chính là khó khăn về kinh tế của nhiều hộ gia đình.

Tâm lý phần lớn nông dân, người nghèo, ai cũng có chung ước mơ cho con cái mình học hành đến nơi đến chốn để có cuộc sống tương lai ổn định. Nhưng vì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nhiều người đành phải chấp nhận để đường học vấn của con bị “đứt gánh giữa đường”. Ngay cả nguyên nhân dẫn đến HSBH do lười học, học yếu hay gia đình thiếu quan tâm chăm lo việc học tập của con em, muốn con em nghỉ học để lao động phụ giúp gia đình... xét cho cùng, cũng đều xuất phát từ chuyện kinh tế khó khăn của gia đình. Một gia đình lâm vào hoàn cảnh khó khăn về kinh tế thì khó mà đủ tâm lý, thời gian điều kiện để chăm lo đến chuyện học hành của con em mình.

Thực tế hiện nay, dù kinh tế ở tỉnh ta liên tục tăng trưởng hàng năm, nhưng khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, người giàu có thu nhập cao và người có thu nhập thấp đang dần dần tăng lên. Trong cơn “bão giá” hiện nay, nông dân và người nghèo thành thị là hai đối tượng chịu nhiều thiệt thòi và rủi ro nhất. Với người nông dân, tình trạng bị mất mùa, thiên tai hay rớt giá... thường xảy ra với họ. Còn người nghèo thành thị thường xuyên đối mặt với cảnh thất nghiệp. Bởi thế, thu nhập của nông dân, người nghèo thành thị hàng năm không tăng bao nhiêu. Trong khi đó hầu như mọi khoản chi phí, kể cả chi phí cho việc học đều tăng.

Có thể nói, chung quy lại nguyên nhân HSBH có lẽ cũng vì chuyện cơm áo gạo tiền. Hy vọng rằng, chúng ta cần có cái nhìn chính xác hơn về nguyên nhân dẫn đến tình trạng HSBH, để có những giải pháp hữu hiệu trong quá trình kêu gọi các em quay lại ghế nhà trường.

  • Anh Tú
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đỉnh Olympia ở nước... Úc (?)  (22/05/2009)
Tái phạm trong thời gian chấp hành án, sao lại xử treo?  (21/05/2009)
Một cơ sở sản xuất bánh gây ô nhiễm môi trường  (15/05/2009)
Chuyện không bình thường  (13/05/2009)
Bạn đọc báo Bình Định giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn   (09/05/2009)
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu kiểm tra, xử lý   (09/05/2009)
Bạn đọc báo Bình Định giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn   (01/05/2009)
Nên xây ki - ốt chợ cách nhà dân  (25/04/2009)
“Mót” hay cướp?  (24/04/2009)
Về quyền khởi kiện vụ án   (23/04/2009)
Thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường nông thôn  (17/04/2009)
Bị trừ tiền oan vì rút tiền ở máy ATM ngân hàng liên kết  (15/04/2009)
Tái diễn nạn khai thác đá trái phép tại núi Hòn Chà  (15/04/2009)
Ngã 5 Hồ Le đã tạm bình yên  (15/04/2009)
Còn đó nạn khai thác thủy sản bằng xung điện xiếc máy  (10/04/2009)