Cây mai dương đang lấn dần đất nông nghiệp
14:24', 8/7/ 2009 (GMT+7)

Xuất hiện tại các vùng đồng bằng, nhiều nhất là thành phố Quy Nhơn, các huyện Tuy Phước, Phù Cát, Hoài Nhơn… hơn 5 năm nay, cây mai dương (bà con nông dân thường gọi là cây lạ, cây ma vương, trinh nữ nâu…) đang lấn dần hệ thống kênh mương thủy lợi, đường giao thông, đồng ruộng, đồi gò, gây bức xúc cho nhân dân địa phương.

 

Cây mai dương mọc đầy ven các bờ kênh tại Cát Chánh, Phù Cát. Ảnh: Thái Phiên

 

Cây mai dương có tên khoa học là Mimosapigra, nguồn gốc từ Trung Mỹ, được tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế - IUCN - xếp vào danh sách 100 loài sinh vật ngoại lai nguy hiểm nhất, khó tiêu diệt, hủy diệt hệ thực vật và làm đất đai bạc màu. Cây có đặc tính sinh trưởng nhanh, sau 6 tháng tuổi sẽ ra hoa kết trái, một cây sản sinh 9.000 hạt đẻ nhánh tua tủa ở gốc, gai nhọn đầy thân, thường mọc ở vùng đất ẩm ướt, cây ra hoa 4 mùa. Đặc biệt hạt mai dương giữ sức nảy mầm đến 23 năm, cây có chứa một loại axit có thể gây độc đối với nhiều loài động vật.

Ông Nguyễn Văn Bình, một nông dân thôn Chánh Hữu, xã Cát Chánh (Phù Cát), cho biết: “Trên tuyến giao thông kết hợp kênh tưới từ sông Đập Chùa đến Xóm Đăng, mai dương mọc đầy, nó lớn nhanh lắm, lụt ngập không chết, còn lây lan sang đất vườn nhà nữa. Rễ của cây này dày và nhiều không cây nào cạnh tranh sống nổi với nó, gai thì sắt nhọn không mục, lỡ dẫm phải khó lể vô cùng. Loại cây này rất nguy hiểm cho bà con chúng tôi khi đi thăm đồng, hay thả bò ăn cỏ ruộng”.

Trước tác hại không nhỏ của cây mai dương, một số bà con nông dân đã tự chặt phá, phát đốt trên phần đất của mình, nhưng những cố gắng nhỏ lẻ đó không làm giảm tốc độ phát triển theo cấp số nhân, từ vùng đất này sang vùng đất khác, đâu đâu cũng có mặt cây mai dương. Ông Nguyễn Văn Thao, ở xã Phước Thắng (Tuy Phước), nơi có nhiều cây mai dương xâm chiếm đất, lo âu: “Ban đầu nó mọc chỉ có một cây nhỏ chừng hai gang tay là nở hoa, lớn nhanh như thổi, một số diện tích ruộng bị sa bồi bà con bỏ không sản xuất nó chiếm mọc liền, cây đan dày, bà con chặt phá nó vẫn mọc. Chúng tôi thấy xã, huyện không nói gì, nếu không tổ chức diệt đồng loạt thì đất nông nghiệp bị loài cây lạ này xâm chiếm mất”.

Trong khi chờ đợi chính quyền địa phương và ngành chức năng đưa ra các khuyến cáo, hay các biện pháp tiêu diệt, cây mai dương vẫn lặng lẽ gây hại môi trường với tốc độ nhanh và quy mô ngày càng rộng, xâm chiếm dần đất nông nghiệp làm cho người dân lo lắng.

  • Thái Phiên
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đủ các loại “cò”  (04/07/2009)
Nhiều phụ huynh vẫn thờ ơ với quy định  (04/07/2009)
Án tuyên không khả thi, thi hành án… bó tay (!)  (03/07/2009)
Công viên Thiếu nhi, trẻ em ít đến  (01/07/2009)
Còn đó nạn phá rừng phòng hộ ven biển  (26/06/2009)
Bên nói không, bên nói có  (24/06/2009)
Nhức nhối tin nhắn rác  (19/06/2009)
Nộp vào thì dễ, rút ra sao khó thế!  (19/06/2009)
Xe gây ra tai nạn không thuộc phạm vi bảo hiểm  (17/06/2009)
Người mua nóng lòng chờ nhận đất  (17/06/2009)
Ai bảo vệ quyền lợi cho người đấu tranh với tiêu cực?  (12/06/2009)
Những cuộc đua tử thần  (06/06/2009)
2 cháu bé bị não úng thủy được hỗ trợ phẫu thuật  (05/06/2009)
Vỡ mộng bán hàng đa cấp !!!  (05/06/2009)
Cần cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo này  (05/06/2009)