VỤ AO SEN “ĐỔI MÀU” Ở PHÙ MỸ:
Dân lo lắng, chính quyền chưa vào cuộc
10:6', 22/1/ 2010 (GMT+7)

Như báo Bình Định đã phản ảnh, hơn 20 ngày qua, hàng trăm người hiếu kỳ trong và ngoài xã Mỹ Phong (Phù Mỹ) đã đổ về xem hiện tượng lạ: Một ao sen nhỏ ở thôn Phú Nhiêu (xã Mỹ Phong), cứ khoảng từ 8-9 giờ sáng thì một ổ mạch nước lớn trào lên màu nước đỏ sậm (màu gỗ) kéo dài đến khoảng 2-3 giờ chiều cùng ngày màu nước trở lại trong xanh bình thường.

 

Người dân tụ tập để xem ao sen đổi màu. Ảnh: Xuân Lộc

 

Hiện tượng lạ này đã khiến nhiều người dân ở xung quanh ao sen tỏ ra hết sức băn khoăn, lo lắng, không biết có ảnh hưởng gì đến đời sống của mình và vật nuôi hay không. Bởi vì, lâu nay, nhiều người vẫn rửa ráy chân tay, thậm chí là uống (vì nước mạch rất trong) ở ao này; trâu, bò vẫn hay uống nước ở đây; lúa vẫn thường được ngâm giống, tháo nước từ ao sen này... Dù hiện tượng lạ này đã xảy ra cách đây hơn 20 ngày, thế nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có động thái tích cực nào để kiểm tra, xác minh, định hướng tình hình.

Trao đổi với chúng tôi hôm 17.1, ông Đặng Văn Diễn, Chủ tịch UBND xã Mỹ Phong, tỏ ra khá bất ngờ về việc này. Sau khi nghe chúng tôi cung cấp thông tin, ông mới trực tiếp gọi điện yêu cầu cán bộ cơ sở báo cáo sự việc và “hẹn” đến ngày 18.1 (thứ Hai, ngày làm việc) sẽ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

Tuy nhiên, đến chiều 19.1, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Lịch, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Phù Mỹ, cho biết ông còn phải “chỉ đạo ngược” lại xã, yêu cầu nhanh chóng kiểm tra cụ thể để báo cáo ngành chức năng đưa ra hướng xử lý.

Một số bậc cao niên trong vùng cho biết, khi thấy loại nước màu đỏ này, bất giác họ nhớ lại một sự việc buồn đã xảy ở địa phương cách đây mấy mươi năm. Đó là vào khoảng năm 1972, dưới chân Núi Lớn (thượng nguồn cấp nước cho Phú Nhiêu) có rất nhiều cây ráy (giống cây môn), hàng tháng lại tiết ra nước có màu đỏ, hòa vào mạch nước ngầm chảy xuống hạ nguồn.

Theo kinh nghiệm của nhiều người thì loại nước này rất độc. Có lẽ do ảnh hưởng của loại nước này, nên thời điểm đó nhiều người trong vùng bị ốm yếu. Sau đó, do ảnh hưởng của bom đạn chiến tranh và sự tàn phá của con người, loại cây này còn rất ít.

Để tránh những lời đồn thổi, thêu dệt về một hiện tượng lạ, thiết nghĩ chính quyền và ngành chức năng nơi đây nên sớm vào cuộc để có câu trả lời một cách thỏa đáng về hiện tượng này.

  • Minh Thảo
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Không được trực tiếp nhận tiền bồi thường  (21/01/2010)
Hai cháu bé cần giấy khai sinh  (20/01/2010)
Chặn xe, làm khó doanh nghiệp  (18/01/2010)
Cần cảnh giác với những vụ lừa bán sách  (15/01/2010)
“Xe vua” ở Quy Nhơn  (13/01/2010)
Mua nhà gần 6 năm nhưng chưa được ở  (11/01/2010)
Chủ quyền hợp pháp thuộc về ai?  (09/01/2010)
Không cưỡng chế được vì số tiền thi hành không nhiều  (04/01/2010)
Tiềm ẩn ô nhiễm môi trường từ chất thải nguy hại  (02/01/2010)
Cháu Kiều Mân được bạn đọc giúp đỡ trên 100 triệu đồng  (02/01/2010)
Vui chơi, liều thuốc bổ tinh thần của trẻ  (30/12/2009)
Việc khởi tố bắt tạm giam cha con ông Thanh là có cơ sở  (26/12/2009)
VKSND TP Quy Nhơn đang chờ ý kiến chỉ đạo cấp trên  (25/12/2009)
Chuyện về cây lộc vừng bỗng dưng… biến mất  (18/12/2009)
Những công viên bị bỏ phí  (16/12/2009)