Tràn lan sim siêu rẻ, siêu khuyến mãi
23:29', 7/10/ 2010 (GMT+7)

Hiện nay, thị trường sim điện thoại di động (ĐTDĐ) trả trước siêu rẻ, siêu khuyến mãi vô cùng phong phú và cũng không kém phần lộn xộn. Việc quản lý các loại sim “rác” nói trên đang khiến cơ quan chức năng phải đau đầu.

Thời điểm này, không chỉ các điểm bưu điện, cửa hàng, đại lý chuyên kinh doanh điện thoại… mà ngay các tiệm tạp hóa cũng có thể mua bán mặt hàng sim ĐTDĐ. Tại nhiều cửa hàng bán sim - card điện thoại trên đường Nguyễn Thái Học, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong… (TP. Quy Nhơn) đều trưng ra biển quảng cáo với mức khuyến mãi vô cùng hấp dẫn cho thuê bao trả trước mới. Cụ thể: Sim MobiFone 75.000 đồng, tài khoản 240.000 đồng; VinaPhone 35.000 đồng, tài khoản 142.000 đồng; Viettel 46.000 đồng, tài khoản 115.000 đồng; Vietnamobile 45.000, tài khoản 200.000 đồng; Beeline 45.000 đồng, tài khoản 100.000 đồng…

 

Bảng quảng cáo mức giá và tài khoản sim khuyến mãi tại một cửa hàng bán sim - card.

 

Ngoài hình thức sim siêu rẻ, siêu khuyến mãi thì loại hình sim sinh viên (SV) cũng góp phần vào việc tăng số lượng sim “rác” như hiện nay. “Sim SV” là một gói cước di động ưu đãi tặng miễn phí (đối với các mạng Viettel, Mobifone, Beeline) hoặc bán riêng cho SV (hai mạng Vinaphone, Vietnamobile). Có thể kể ra một số gói cước như “Tôi là SV” của Viettel, “Talk Student” của Vinaphone, “Q-student” của Mobifone… Theo quy định của các nhà cung cấp, mỗi người chỉ được nhận một sim khuyến mãi đối với một mạng ĐTDĐ dưới hình thức chuyển gói cước hoặc đăng ký thuê bao mới. Khi đăng ký, người mua sim phải xuất trình CMND, thẻ SV còn hiệu lực tại thời điểm đăng ký. Tuy nhiên, thực tế thì sim SV được bán tràn lan trên thị trường. Người mua không cần thẻ SV, muốn mua bao nhiêu cũng có và không cần khai báo hoặc thay đổi thông tin đăng ký.

Quy định tất cả các thuê bao trả trước phải đăng ký thông tin cá nhân khi sử dụng sim ĐTDĐ và mỗi người không đăng ký quá 3 số thuê bao mỗi mạng đã có hiệu lực từ lâu nhưng trên thực tế đang trở nên “bất lực”. Vấn nạn tin nhắn “rác”, tin nhắn lừa đảo, quấy rối, đe dọa… tràn lan khiến nhiều người sử dụng ĐTDĐ đau đầu, bực tức cũng xuất phát từ các loại sim “rác” nói trên. Thực trạng sim “rác” cũng gây khá nhiều phiền toái cho các số điện thoại đường dây nóng như cảnh sát 113, cấp cứu 114, chữa cháy 115… Để ngăn chặn triệt để nạn sim “rác”, các ngành, đơn vị chủ quản cần có sự chung tay, từng bước siết chặt công tác quản lý thuê bao, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

  • Minh Nhân
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Quán Internet “bao vây” trường học  (06/10/2010)
3 lần gia hạn vẫn chưa thực hiện triệt để  (02/10/2010)
Cần xử lý dứt điểm  (29/09/2010)
Bạn đọc giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn  (24/09/2010)
Nỗi lo sạt lở mùa mưa bão  (24/09/2010)
Mang niềm vui Tết Trung thu đến trẻ nghèo  (24/09/2010)
Cần xử lý chất thải nguy hại đúng quy định  (22/09/2010)
Bạn đọc giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn   (17/09/2010)
Báo đã phản ánh đúng  (17/09/2010)
“Tiếp sức” cho trẻ nghèo đến trường  (17/09/2010)
Một trụ đèn giao thông đang bị lãng quên  (10/09/2010)
Bạn đọc giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn   (10/09/2010)
Đảm bảo an toàn cho người lao động vẫn còn bỏ ngỏ  (10/09/2010)
Bạn đọc giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn   (03/09/2010)
Nhiều chỉ số... thiếu thực tế  (03/09/2010)