Nỗi lo từ cây mai dương
9:49', 26/3/ 2010 (GMT+7)

Thời gian gần đây, những cánh đồng đất màu mỡ ven sông Côn, Hà Thanh, sông Lại… cây mai dương phát triển rộng khắp. Gần như nơi nào có mai dương xuất hiện là ở đó những thực vật khác đều bị hủy diệt.

 

Cây mai dương phủ kín sông Trường Úc, thị trấn Tuy Phước. Ảnh: Ngô Hồng Sơn

 

Đặc điểm của loài cây mai dương là phát tán với tốc độ rất nhanh, nguy cơ xâm lấn các loại cây nông nghiệp khác rất cao. Trên thân và lá mai dương có rất nhiều gai, nên ở đâu có loài cây này, các cây khác hầu như không phát triển được, hoặc cây nào “vượt” qua được, thì cũng èo uột; bởi vì mai dương hấp thụ rất nhanh các chất dinh dưỡng trong đất làm cho đất nhanh chóng bạc màu. Hiện nay, sự xâm lấn của cây mai dương đang trở thành mối nguy hại đối với những vùng đất màu mỡ ven sông, các hồ chứa nước, đập dâng.

Theo các chuyên gia nông nghiệp của tỉnh, cây mai dương có nguồn gốc từ nước ngoài và xâm thực vào nước ta khoảng mấy chục năm nay. Cây mọc hoang dại ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh, lấn chiếm đất canh tác, cản trở việc đi lại trên đồng ruộng, ngăn cản dòng chảy trên kênh mương, ảnh hưởng đến sản xuất, dễ gây bị thương, trầy xước cho người và gia súc. Hầu như, những nơi có cây mai dương sinh sống thì hệ thực vật ở đó có nguy cơ bị tiêu diệt, thiên địch không tồn tại, chim chóc không dám đậu, gia súc không dám tới gần…

Trước nguy hại của cây mai dương đối với hệ sinh thái ở nhiều địa phương trong cả nước, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ NN-PTNT kiểm tra, lập đề án nghiên cứu và xử lý cây mai dương. Tuy nhiên qua thực tế, hiệu quả xử lý cây mai dương chưa cao; mỗi mùa mưa lũ, dòng chảy của các con sông lớn lại mang hàng triệu hạt giống từ các vùng đất mai dương phát triển ở thượng lưu tràn vào các cánh đồng lúa, bãi bồi, các bờ kênh và lại phát triển rất nhanh.

Để từng bước khống chế, tiêu diệt cây mai dương, theo chúng tôi, ngành Nông nghiệp tỉnh nên phối hợp với các địa phương, HTXNN, tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân ra quân chặt bỏ triệt để cây mai dương. Bên cạnh đó, các địa phương nên trích kinh phí hỗ trợ nông dân mua thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ tận gốc loài cây nguy hiểm này… 

  • Quí Hân
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tăng cường bảo vệ tài sản  (19/03/2010)
Một người nghèo, bệnh tật bị cắt Bảo hiểm y tế  (17/03/2010)
Khởi kiện sau 2 tháng vẫn chưa được xem xét  (17/03/2010)
Lô hàng có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng  (17/03/2010)
Ông Tịnh phải tháo dỡ công trình xây dựng bất hợp pháp  (13/03/2010)
Nuôi chó thả rông, hiểm họa khó lường  (10/03/2010)
Chủ hàng chưa chứng minh được lô hàng hợp pháp!  (08/03/2010)
Xây xong rồi… bỏ  (05/03/2010)
Khuất tất công trình nâng cấp Trạm Y tế phường Đống Đa  (03/03/2010)
Cần sớm di dời chợ Tháp Đôi cũ  (27/02/2010)
Cần rút kinh nghiệm giữ gìn an ninh trật tự tại chợ hoa Tết  (24/02/2010)
Báo đã phản ánh khách quan  (05/02/2010)
Về mức hưởng BHYT đối với cán bộ xã, phường đã nghỉ hưu   (03/02/2010)
Một công trình… không tên  (30/01/2010)
Một vụ TNGT chết người cần được làm rõ nguyên nhân  (29/01/2010)