Nạn săn tìm cây cảnh cổ thụ
14:47', 9/4/ 2010 (GMT+7)

Một điểm thu mua cây cảnh ở huyện Phù Mỹ.

Việc chơi cây cảnh từ lâu đã trở thành thú vui tao nhã đối với những người đam mê nghệ thuật bonsai. Tuy nhiên, do hám lợi nhiều người đã tàn phá rừng, đào bới cây cội ở rừng để làm cây cảnh phục vụ cho sở thích riêng của mình.

Vài năm gần đây, phong trào lên rừng đào cây cổ thụ về làm cây cảnh phát triển khá rầm rộ. Đáng báo động là ở các địa phương có diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn lớn như: Vân Canh, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, An Lão, Phù Cát, An Nhơn… đang ngày đêm bị chảy máu… cổ thụ. Những tháng nông nhàn hoặc cuối tuần, hàng đoàn người kéo nhau lên rừng để “săn tìm” cây cảnh, họ huy động cả những loại máy móc hiện đại để vận chuyển như: xe tải, xe đào, xe cẩu… Có thể nói, niềm “đam mê sưu tầm” cây cảnh của họ đã vượt quá thú vui tao nhã vốn có.

Các loại cây như: me, sanh, lộc vừng, bằng lăng, sung, tràm, thiên tuế… được giới săn cây cảnh rất ưa chuộng. Một người chuyên đi săn cây cảnh ở An Nhơn cho biết: Mỗi ngày đi rừng chúng tôi tìm được từ 2 - 3 cây cảnh có dáng thế đẹp. Để vận chuyển được cây ra tới đường lộ, đối với cây nhỏ thì chuyên chở bằng xe máy hoặc làm đòn để khiêng; cây to thì mướn đông người, có khi phải thuê cả xe cẩu mới vận chuyển được. Chi phí cho việc khai thác vận chuyển cây rừng cũng khá lớn, nhưng sự sống, chết của cây cũng “năm ăn, năm thua”.

Một người dân sống gần rừng An Trường, xã Nhơn Tân, An Nhơn, cho biết thêm: Do giá trị của các loại cây cảnh, bonsai ngày càng tăng cao nên số lượng người đi đào cây cảnh ngày càng nhiều. Hàng ngày, tại khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn hồ Núi Một có hàng chục người chuyên đi tìm kiếm cây cổ thụ có dáng thế đẹp, đặc biệt họ lưu ý đến các loại cây như sanh, lộc vừng… Khi phát hiện có cây đẹp, lập tức họ thuê người, lén lút đào bới, vận chuyển về nhà. Để dọn đường, phát trống bãi để đào gốc … thì hàng chục, thậm chí hàng trăm cây khác phải chết lây. Mới đây nhất, tại xã Cát Hải (Phù Cát) có gần 40 người lên rừng đốn một cây lộc vừng hàng trăm năm tuổi; sự việc bị phát hiện thì chính những người phá rừng này và lực lượng bảo vệ rừng của địa phương lại “khai tử” cây cổ thụ một cách oan uổng, bằng hình thức … đốt bỏ. Đã có tình trạng một số cây cảnh, cổ thụ ở các khu di tích lịch sử, chùa chiền bị kẻ xấu săn tìm… bứng cả gốc rễ.

Tác hại của việc “săn” cây cảnh là rất lớn, thế nhưng việc khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép này vẫn chưa được xử lý đúng mức. Thiết nghĩ, đã đến lúc các ngành chức năng phải “mạnh tay” trước khi quá muộn.

  • N. Quí
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
BHXH có tính thiếu năm công tác của ông Kiểm?  (07/04/2010)
Bao giờ người dân nhận được tiền bồi thường?  (02/04/2010)
Gần 2 năm vẫn chưa giải quyết hồ sơ yêu cầu bồi thường  (01/04/2010)
Nỗi lo từ cây mai dương  (26/03/2010)
Tăng cường bảo vệ tài sản  (19/03/2010)
Một người nghèo, bệnh tật bị cắt Bảo hiểm y tế  (17/03/2010)
Khởi kiện sau 2 tháng vẫn chưa được xem xét  (17/03/2010)
Lô hàng có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng  (17/03/2010)
Ông Tịnh phải tháo dỡ công trình xây dựng bất hợp pháp  (13/03/2010)
Nuôi chó thả rông, hiểm họa khó lường  (10/03/2010)
Chủ hàng chưa chứng minh được lô hàng hợp pháp!  (08/03/2010)
Xây xong rồi… bỏ  (05/03/2010)
Khuất tất công trình nâng cấp Trạm Y tế phường Đống Đa  (03/03/2010)
Cần sớm di dời chợ Tháp Đôi cũ  (27/02/2010)
Cần rút kinh nghiệm giữ gìn an ninh trật tự tại chợ hoa Tết  (24/02/2010)