Tăng học phí, chất lượng giáo dục có tăng?
7:31', 28/5/ 2010 (GMT+7)

Ngày 1.7 tới đây, Nghị định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ nay đến năm học 2014 – 2015 của Chính phủ sẽ chính thức có hiệu lực. Điều mà hầu hết các phụ huynh học sinh băn khoăn là liệu tăng học phí, chất lượng giáo dục có tăng?

 

Học sinh Trường THCS Nguyễn Huệ- phường Quang Trung (Quy Nhơn) trong giờ học Nhạc. Ảnh: Trang Xuân Chi

 

Theo Nghị định, khung học phí đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập của chương trình đại trà năm học 2010 - 2011 được quy định dựa trên vùng miền. Cụ thể, khu vực thành thị mức học phí sẽ từ 40.000 - 200.000 đồng/học sinh/tháng; tại vùng nông thôn từ 20.000 - 80.000 đồng/học sinh/tháng; từ 5.000 - 40.000 đồng/học sinh/tháng là mức học phí áp dụng khu vực miền núi. Những năm tiếp theo, học phí được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hàng năm.

Ngay từ lúc này, nhiều bậc phụ huynh đang tỏ ra lo lắng với chi phí hàng năm phải chi cho việc học của con em họ. Bởi với mức học phí như trên, nhiều gia đình (đặc biệt là ở nông thôn và miền núi) sẽ gặp không ít khó khăn, nhất là trong thời điểm giá cả tăng chóng mặt như thời điểm hiện nay. Anh Đặng Văn Phúc (huyện Phù Cát) cho biết: “Tôi có 2 cháu, cháu lớn học lớp 7, cháu nhỏ lớp 4. Mức học phí tăng, gánh nặng cho gia đình tôi sẽ tăng lên, nhất là thời buổi làm ăn khó khăn hiện nay”. Tuy nhiên, một vấn đề khác cũng hết sức quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều người đó là tăng học phí liệu chất lượng giáo dục có tăng. Theo thầy Đặng Văn Thiện, giáo viên Trường THPT bán công Ngô Mây: “Những năm qua, giáo dục đại trà chưa chuẩn vì mức thu học phí thấp. Nay, mức học phí được nâng lên, người dân phải đóng góp cao hơn thì chất lượng giáo dục phải có sự thay đổi, đó là điều hiển nhiên. Nếu tăng học phí mà chất lượng giáo dục vẫn “giẫm chân tại chỗ” thì sẽ không có sự công bằng giữa người dân và nhà trường”.

Thời gian gần đây, tình trạng học sinh đánh nhau gây thương tích, thậm chí chết người xảy ra nhiều. Thực trạng này không chỉ diễn ra ở một hay hai địa phương mà nó đã trở thành vấn nạn chung trong cả nước. Riêng trên địa bàn tỉnh ta, chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra 3 vụ trọng án mà thủ phạm chính là các em học sinh cấp 2, cấp 3. Còn nhiều vấn nạn khác đang xảy ra trong nhà trường khiến nhiều người phải suy nghĩ như tệ chửi thề, nói tục, vô lễ với thầy cô, quay video clip với nội dung không tốt tung lên mạng để thành người nổi tiếng… Có thể thấy, tình trạng học sinh sử dụng bạo lực, tham gia vào các vụ trộm cướp, giết người… nằm ở yếu tố đạo đức, nhận thức của các em. Nhưng sâu xa, nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên đều bắt nguồn từ chất lượng giáo dục.

Trong tất cả các lĩnh vực, có được nguồn tài chính đảm bảo sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển. Ngành giáo dục cũng không nằm ngoài quy luật đó. Tuy nhiên, tăng học phí, liệu chất lượng giáo dục có tăng theo? Đây là câu hỏi mà dư luận xã hội đang đặt ra cho các cơ quan chức năng.

  • Công Luận
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xây công viên tiền tỉ để bỏ không(!)  (25/05/2010)
Khai thác thủy sản bằng lờ - “lợi bất cập hại”  (25/05/2010)
Công ty TNHH Xuân Nguyên nằm ngoài KCN Phú Tài  (21/05/2010)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn  (21/05/2010)
Vì sao các tài xế taxi Mai Linh ngưng chạy xe?  (20/05/2010)
Không nên nuôi chó trong công viên  (20/05/2010)
Sớm có giải pháp ngăn chặn nạn lấn chiếm đê Đông  (18/05/2010)
Ông Trương Thanh Hải (Hồng) có tham gia bộ đội  (18/05/2010)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn  (14/05/2010)
Phòng Văn hóa - Thông tin cho rằng... không phản cảm(!)  (11/05/2010)
Bao giờ nâng cấp tuyến đê Huỳnh Giản?  (04/05/2010)
Khai thác đất khi chưa có giấy phép  (04/05/2010)
Vì sao việc khai thác các mỏ đá ở An Lão bị ách tắc?  (28/04/2010)
Cháu Trần Văn Thịnh đã được đi học  (27/04/2010)
Gắn số nhà… tùy hứng!  (27/04/2010)