Nắng nóng, đề phòng chó dại cắn
22:2', 6/7/ 2011 (GMT+7)

Mới đây, gần nhà tôi có một người đàn ông đã chết sau hơn 3 tháng bị chó cắn nhưng chủ quan không tiêm ngừa. Ông nhập viện khi đã có biểu hiện khó thở, sợ gió, dễ bị kích động và đã tử vong trong vòng 24 giờ sau đó. Trước đó, chị N.T.H (35 tuổi, ở xã Hoài Thanh, huyện Hoài Nhơn) cũng bị chó táp vào chân. Chị có đi chích ngừa, nhưng sau 2 lần chích, tới lịch hẹn chích mũi thứ ba thì bỏ, vì nghĩ chắc không sao. Chừng 2 tuần sau, chị lên cơn dại, mặc dù gia đình nhanh chóng chuyển đến bệnh viện, nhưng đã muộn(!).

Để phòng bệnh dại, người nuôi chó không để chó chạy rông, tiêm chủng cho chó, mèo nếu nuôi trong nhà.

Nhắc lại 2 trường hợp trên là để cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh dại- một bệnh viêm não tủy cấp tính do virus dại gây nên. Người mắc bệnh dại là do động vật máu nóng (chủ yếu là chó) bị bệnh dại truyền virus dại sang người qua vết cắn, vết cào. Thường vào đợt thời tiết nắng nóng, số người bị chó dại cắn cũng gia tăng. Theo thống kê, mỗi năm tỉnh ta có hơn một trăm trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn. Dù đã có vắc-xin phòng bệnh hiệu quả nhưng hiện nay vẫn còn nhiều trường hợp tử vong đau lòng; do nhiều người không hiểu biết cách phòng ngừa và điều trị sau khi bị súc vật cắn.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi đã bị súc vật dại hoặc nghi dại cắn, nạn nhân phải rửa ngay vết thương bằng nước xà phòng hay nước muối hòa đặc, dội nước sạch nhiều lần, bôi chất sát khuẩn như cồn... Xử lý tại chỗ vết thương càng sớm thì tác dụng sát khuẩn, phòng virus dại tán phát càng hiệu quả. Sau đó, nạn nhân phải đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc-xin. Nếu đúng bị chó dại cắn, người bệnh không được tiêm vắc-xin dại sẽ bị bệnh dại. Hầu như tất cả bệnh nhân khi đã lên cơn dại đều tử vong. Vì thế, ý thức phòng tránh bệnh của mọi người dân rất quan trọng. Đây cũng là bệnh dễ phòng ngừa nhưng khả năng cứu sống ở người phát bệnh lại rất thấp.      

Những năm gần đây, người dân ở các khu đô thị ít thả chó chạy rông. Tuy nhiên, việc chích phòng bệnh dại cho chó, mèo và các vật nuôi khác theo định kỳ chưa được các chủ nuôi quan tâm đúng mức. Còn ở nông thôn, thì hầu hết nuôi chó thả rông, cốt để giữ nhà, giữ tài sản nên không bao giờ nhốt hoặc rọ mõm. Do vậy, số vụ bị chó, mèo cắn gây nên bệnh dại ở nông thôn cao gấp nhiều lần so với khu vực đô thị.

Để phòng bệnh dại, người nuôi chó không để chó chạy rông, tiêm chủng cho chó, mèo nếu nuôi trong nhà. Nhà nước đã có những quy định rất cụ thể về trách nhiệm của các chủ nuôi chó, mèo tại Nghị định số 05/2007/NĐ - CP của Chính phủ. Theo đó, chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó với UBND cấp xã, phường. Khi đưa chó ra đường, nơi công cộng phải nhốt giữ chó trong chuồng, cũi hoặc phải có rọ mõm và có người dắt. Tất cả chó, mèo thuộc diện tiêm phòng bắt buộc phải được tiêm vắc-xin phòng bệnh dại theo quy định của cơ quan thú y. Ngoài ra, chủ nuôi chó, mèo phải chịu trách nhiệm khi để chó, mèo của mình cắn người khác, gây phát bệnh.

Rất mong chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh dại, nhất là trong thời điểm này. Đặc biệt người dân không được chủ quan; chó, mèo nuôi nhất thiết phải được tiêm phòng dại định kỳ.

  • Dương Thị Liễu

Theo thống kê của Bộ Y tế, ở Việt Nam, hàng năm có tới 650 ngàn người bị súc vật (chủ yếu là chó nghi dại) cắn phải đi tiêm vắc-xin. Số người tử vong vì bệnh dại từ mức 400-500 người trước năm 1995, nay còn 50-60 người. Đó là nhờ tiêm phòng vắc-xin và huyết thanh kháng dại, với tổn phí lên đến khoảng 70 tỉ đồng, chưa kể ảnh hưởng lớn về sức khỏe và ngày công lao động. Ngoài ra, Bộ Y tế còn phải chi mỗi năm 250 triệu đồng cho Chương trình Phòng chống bệnh dại quốc gia và Bộ NN-PTNT chi hàng chục tỉ đồng để tiêm vắc-xin cho đàn chó nuôi (mặc dù mới đạt tỉ lệ rất thấp, là 20%).

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn   (05/07/2011)
Ngang nhiên mua bán tài nguyên biển  (02/07/2011)
Lấy hẻm chung để sử dụng riêng?   (29/06/2011)
Thần lửa “vật ngửa” thần tài   (29/06/2011)
Ông Thạo có bị chính quyền xử ép(?)  (28/06/2011)
Gia đình có người bị khởi tố có… thành đạt?  (26/06/2011)
“Trang trại” nuôi dê giữa lòng… thành phố  (20/06/2011)
Xe đưa đón công nhân không an toàn  (17/06/2011)
Nhà an toàn tránh lũ thôn Chánh Hữu đã được sửa chữa   (15/06/2011)
Cần lựa chọn mô hình quản lý nước sạch phù hợp  (15/06/2011)
Chưa xử phạt, nhưng vẫn phải lắp đặt theo quy định  (12/06/2011)
Mong đường về thôn thuận lợi hơn  (08/06/2011)
Mưa 30 phút, nước đã ngập đường  (05/06/2011)
Lùm xùm tại một lớp đào tạo nghề  (05/06/2011)
Cảnh giác với tình trạng trẻ em chết đuối  (02/06/2011)