Cần nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy rừng
19:44', 12/7/ 2011 (GMT+7)

Do nắng nóng kéo dài, nhiều địa phương trong tỉnh đang dự báo nguy cơ cháy rừng ở cấp 4, cấp 5 - cấp nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm. Nếu xảy ra cháy rừng thì mức độ cháy lan rất nhanh, rất khó triển khai các biện pháp chữa cháy.

 

Lực lượng kiểm lâm tỉnh diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn xã Bình Tân (huyện Tây Sơn).

 

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, tỉnh ta hiện có 320.140 ha đất lâm nghiệp; trong đó, diện tích đất có rừng là 250.734 ha (rừng tự nhiên 185.884 ha, rừng trồng 64.851 ha). Diện tích rừng khá lớn, lại trải rộng khắp nơi, địa hình hiểm trở, nên nguy cơ cháy rừng là một nỗi lo lớn vào mỗi mùa hanh khô.

Vài năm trở lại đây, nạn cháy rừng ở tỉnh ta đang có dấu hiệu gia tăng. Trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã xảy ra hàng chục vụ cháy rừng tại hầu hết các địa phương gây thiệt hại đáng kể đến tài nguyên rừng, làm môi trường sinh thái bị suy giảm nặng. Mới đây nhất là vụ cháy rừng xảy ra ngày 15.5, tại khu vực đập Quốc Dinh, thuộc thôn Định Bình, xã Hoài Đức, gây thiệt hại 800 m2 rừng; thiệt hại 470 cây keo và bạch đàn trồng từ năm 2007. Nguyên nhân vụ cháy ban đầu được xác định là do diện tích rừng bên cạnh thu hoạch xong tiến hành đốt thực bì, gây cháy lan. Ngành chức năng và chính quyền địa phương đã phải huy động hơn 30 người tham gia chữa cháy.

Tiếp đó, vào ngày 18.5, lại một vụ cháy rừng khác xảy ra tại khoảnh 2, tiểu khu 61c thuộc địa bàn xã Hoài Hương, gây thiệt hại 2,3 ha rừng keo và bạch đàn mới trồng một năm, mức độ thiệt hại hơn 20%. Mặc dù các ngành chức năng và chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc huy động lực lượng tại chỗ để tham gia chữa cháy nhưng do địa hình rừng núi hiểm trở, phương tiện chữa cháy thô sơ nên nhiều đám cháy lây lan rộng, phải mất rất nhiều giờ chữa cháy mới dập tắt được.

Hiện nay, tại một số địa phương, người dân đang tiến hành phát dọn, đốt thực bì để chuẩn bị cho vụ trồng rừng sắp tới. Tuy nhiên, do không kiểm soát được ngọn lửa nên có lúc lửa đã cháy lan ra các khu vực xung quanh. Đây thực sự là vấn đề rất đáng lo ngại, nếu không kiểm soát ngọn lửa một cách chặt chẽ, nguy cơ gây cháy rừng là rất lớn. Bên cạnh đó, tình trạng người dân vào rừng đốt rừng làm rẫy trái phép, đốt lửa săn bắt tổ ong, bẫy thú, rà sắt phế liệu… chưa được kiểm soát cũng là nguy cơ lớn gây cháy rừng.

Thiết nghĩ, để công tác phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả, vấn đề cấp bách hiện nay là nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và của mọi người dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do cháy rừng gây ra.

  • Gia Khương
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cần tăng cường bảo vệ môi trường  (08/07/2011)
Đã vá lỗ thủng trên đường liên xã  (06/07/2011)
Biến đường thành… chợ   (06/07/2011)
Hợp tác xã cắt điện để… đòi nợ   (06/07/2011)
Nhà hàng C&P giúp đỡ người đặc biệt khó khăn  (06/07/2011)
Nắng nóng, đề phòng chó dại cắn   (06/07/2011)
Bạn đọc Báo Bình Định giúp đỡ người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn   (05/07/2011)
Ngang nhiên mua bán tài nguyên biển  (02/07/2011)
Lấy hẻm chung để sử dụng riêng?   (29/06/2011)
Thần lửa “vật ngửa” thần tài   (29/06/2011)
Ông Thạo có bị chính quyền xử ép(?)  (28/06/2011)
Gia đình có người bị khởi tố có… thành đạt?  (26/06/2011)
“Trang trại” nuôi dê giữa lòng… thành phố  (20/06/2011)
Xe đưa đón công nhân không an toàn  (17/06/2011)
Nhà an toàn tránh lũ thôn Chánh Hữu đã được sửa chữa   (15/06/2011)